Hàng dễ vỡ là gì? 5 lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ

Hàng dễ vỡ là gì? 5 lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ

Nội dung bài viết
()

Trong vận chuyển hàng hóa, hàng dễ vỡ là một mặt hàng khá phổ biến hiện nay. Khác với vận chuyển hàng hóa thông thường, hàng dễ vỡ trong xuất nhập khẩu cần phải đảm bảo một số lưu ý nhất định trong quá trình vận chuyển để không xảy ra bất kỳ sơ sót nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí cách đóng gói và những lưu ý quan trọng cần nhớ khi vận chuyển hàng dễ vỡ nhé!

Cách đóng gói và 5 lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ

Hàng dễ vỡ là gì?

Khái niệm 

Trong vận chuyển hàng hóa, hàng dễ vỡ là một khái niệm không còn quá xa lạ. Theo đó hàng dễ vỡ là những mặt hàng hóa dễ bị hư hỏng, đổ vỡbiến chất. “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay” là một khẩu hiệu được sử dụng phổ biến khi ghi chú trên các thiết bị đóng gói.

Để vận chuyển hàng dễ vỡ một cách an toàn, các công ty vận chuyển cần phải đảm bảo được các yêu cầu quan trọng sau: 

  • Trước khi đóng gói hàng hóa, cần phải phân loại các loại hàng dễ vỡ thành các nhóm cụ thể;
  • Phân chia hàng hóa dễ vỡ thành các nhóm như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng đựng trong chai lọ, linh kiện điện tử,….
  • Xem xét ngoài yếu tố dễ vỡ thì hàng hóa có còn đòi hỏi yêu cầu nào khác không. Để từ đó đơn vị vận chuyển đưa ra được cách đóng gói phù hợp (dễ bị thấm nước, không được để nghiêng,…)

Danh mục hàng dễ vỡ 

Hàng dễ vỡ là những mặt hàng thường rất dễ bị tổn thương. Chỉ cần một chút va quẹt nhỏ, nghiêng hoặc chèn ép quá mức cũng có thể khiến chúng bị đổ bể hay hư hỏng. Vì vậy mà cách đóng gói hàng dễ vỡ cần phải thật cẩn thận. Danh mục hàng dễ vỡ bao gồm các nhóm hàng như: 

  • Các món đồ hàng điện tử: Tivi, máy tính, laptop, loa đài có màn hình bằng thủy tinh,…
  • Hàng tiêu dùng đựng trong chai lọ: Bia, rượu, nước ngọt đóng chai, hóa chất công nghiệp,…
  • Đồ dùng cá nhân bằng thủy tinh, sành sứ: Ly tách, lọ chai, chén bát, dĩa, những món đồ lưu niệm,…
  • Nhóm các linh kiện thiết bị điện tử: Vi mạch điện tử, chip, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm,…
  • Hàng công nghiệp bằng thủy tinh: Đèn y tế, đèn chiếu sáng, đèn trang trí,…
Ly tách thủy tinh là một trong những hàng dễ vỡ
Ly tách thủy tinh là một trong những hàng dễ vỡ

Cách đóng gói hàng dễ vỡ đúng quy cách

Đối với hàng dễ vỡ, nếu như đóng gói sai cách thì trong quá trình vận chuyển, tỷ lệ nhận về các sản phẩm bể, vỡ hư hỏng là rất cao. Chính vì vậy điều quan trọng khi vận chuyển hàng dễ vỡ là cần đóng gói đúng quy cách. Dưới đây là 5 bước quan trọng khi đóng gói các loại hàng hóa dễ vỡ không nên bỏ lỡ:

Bước 1: Chuẩn bị chất liệu để bọc hàng hóa

Để bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, hiện nay người ta thường sử dụng một số loại chất liệu sau để bọc hàng hóa:

  • Xốp PE Foam
  • Xốp bong bóng
  • Giấy carton/giấy báo
  • Băng keo dán, dây đai nhựa.
Một số chất liệu thường xuyên dùng để bọc hàng dễ vỡ
Một số chất liệu thường xuyên dùng để bọc hàng dễ vỡ

Trong đó xốp bong bóng vẫn là chất liệu sử dụng phổ biến và được đánh giá cao hơn cả. Bởi vì chất liệu này có độ đàn hồi cao và hạn chế được tình trạng va đập, bể, vỡ cho hàng hóa một cách tốt nhất.

Bước 2: Lót lớp chống sốc cho thùng carton

Để tránh sự cố xảy ra trong suốt quá trình vận chuyển, hiện nay người gửi hàng/đơn vị vận chuyển thường lót một lớp đệm cho thùng carton bằng mút xốp PE Foam/xốp bong bóng hay giấy báo đã bóp nhàu ở dưới đáy và thành thùng.

Cách lót xốp bong bóng dưới đáy thùng
Cách lót xốp bong bóng dưới đáy thùng

Đối với những loại hàng hóa có kích thước lớn, hàng hóa có giá trị lớn, hàng dễ vỡ phải di chuyển trong quãng đường dài thì nên sử dụng lớp lót bằng mút xốp PE Foam để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển. 

Bước 3: Sắp xếp hàng hóa vào thùng và chèn thêm giấy chèn

Mẹo nhỏ mách giúp hàng hóa được an toàn là tạo khoảng cách và chèn thêm một lớp lót bằng giấy báo/túi khí đã bóp nhàu vào các khoảng trống. Bạn có thể kiểm tra lại khoảng cách hàng hóa đã thực sự an toàn chưa bằng cách lắc nhẹ lên. Nếu không phát hiện thấy bất kỳ âm thanh gì thì cũng đồng nghĩa với việc gói hàng đã được đặt đúng quy chuẩn.

Bước 4: Lót lớp chống sốc ở mặt trên của thùng và đóng thùng

Sau khi đã hoàn tất các bước đóng gói trên thì bước cuối cùng là lót một lớp chống sốc bằng mút xốp PE foam, xốp bong bóng hay giấy báo đã được bóp nhàu trước khi đóng kín thùng. Sau đó ở bên ngoài thùng cần dán bằng băng keo có độ dày và dai nhất định. Và ngoài ra đừng quên dán nhãn “Hàng dễ vỡ – xin nhẹ tay” ra bên ngoài để nhân viên giao hàng nhẹ tay trong quá trình vận chuyển.

839cfd9dbedb366d74522fbb33abea0f

Hàng dễ vỡ tên tiếng anh là gì? Biểu tượng của hàng dễ vỡ xin nhẹ tay 

Hàng dễ vỡ tên tiếng anh là gì?

Hàng dễ vỡ có tên tiếng Anh là fragile và chúng được in rất nhiều trên các thùng carton. Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay tiếng Anh sẽ có các câu như: “Fragile, please your hands lightly”; “Perishable goods, apply gentle”; “Fragile, Handle with care. Please”; hay đôi khi chỉ đơn giản là từ “Fragile” được in to nổi bật.

Biểu tượng (logo) của hàng dễ vỡ xin nhẹ tay

Mục đích của việc sử dụng biểu tượng hàng dễ vỡ xin nhẹ tay là dùng để nhắc nhở người vận chuyển nhẹ tay với loại hàng hóa đặc biệt này trong quá trình vận chuyển. Thông thường, logo của hàng dễ vỡ xin nhẹ tay thường sử dụng những màu sắc nổi bật. Bởi vì việc sử dụng màu sắc nổi bật này sẽ gây được sự chú ý và giúp nhận biết dễ dàng hơn. Dưới đây là một số biểu tượng (logo) của hàng dễ vỡ xin nhẹ tay bạn có thể tham khảo:

Bảng mica chú ý hàng dễ vỡ xin nhẹ tay
Biểu tượng của hàng dễ vỡ xin nhẹ tay

5 điều cần lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ 

Sử dụng giấy bubble để bảo vệ hàng dễ vỡ

Để bảo vệ góc cạnh của những mặt hàng dễ vỡ, hiện nay người ra thường sử dụng giấy bubble. Theo đó màng xốp hơi bubble wrap đang là một chất liệu bao bọc hàng dễ vỡ hàng đầu hiện nay. Đây là một dạng giấy gói được tạo bởi những bóng khí giúp bảo vệ, tránh va đập sản phẩm trong quá trình vận chuyển.

Hãy nên lấp đầy những khoảng trống

Để lấp đầy những khoảng trống, bạn hãy nhét những miếng bông hoặc giấy báo (nhàu) vào trong thùng carton, gỗ. Điều này giúp cho hàng hóa không bị xê dịch khi vận chuyển. 

Kiểm tra kỹ trước khi gửi hàng

Trước khi gửi hàng, người gửi cần kiểm tra thật kỹ. Theo đó cần kiểm tra cách đóng gói đã đúng quy cách hay chưa, các thông tin về đơn hàng đã được ghi rõ ràng và chính xác,…

Quấn chặt hộp đựng bằng băng keo

Để đảm bảo hàng hóa đã được đóng gói một cách chắc chắn thì bạn nên quấn chặt băng keo ra bên ngoài. Nếu không dán/quấn chặt những lớp băng keo thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ không được đảm bảo bởi những yếu tố tác động từ môi trường trường bên ngoài.

Ghi rõ chính xác và cụ thể thông tin của đơn hàng

Việc ghi rõ ràng, chính xác và cụ thể thông tin đơn hàng sẽ giúp cho đơn hàng của bạn đến đúng tay người nhận. Và ngoài ra sẽ không xảy ra tình trạng thất lạc hay giao nhầm hàng. Đây cũng chính là bằng chứng để giải quyết những khiếu nại về sau này trong trường hợp đơn hàng bị thất lạc hoặc giao nhầm địa chỉ.

Trên đây là một số thông tin về cách đóng gói hàng dễ vỡ đúng quy cách và những lưu ý quan trọng khi vận chuyển hàng dễ vỡ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về thủ tục đóng gói hàng dễ vỡ xin nhẹ tay ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...