Trong vận chuyển hàng hóa, CBM là một đơn vị tính phổ biến và thường gặp. Đặc biệt chúng được sử dụng phổ biến hơn cả trong vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Vậy CBM là gì trong xuất nhập khẩu, cách tính CBM như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về CBM là gì nhé!
CBM là gì? Vai trò của CBM
Khái niệm
CBM là gì ? Đây là tên viết tắt của cụm từ “Cubic Meter” là một đơn vị đo có nghĩa mét khối. CBM được dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.
Đây là đơn vị được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng đường bộ…Khi tính CBM, hiện nay người ta thường quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho những mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.
Vai trò của CBM
CBM đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong vận tải hàng hóa. Theo đó hiện nay các công ty sử dụng CBM nhằm mục đích chính là để:
- Tính số lượng hàng hóa cần vận chuyển ở trong 1 chuyến sẽ tương đương với bao nhiêu.
- CBM cũng giúp cho người vận chuyển dễ dàng ước lượng và đo lường, sắp xếp được vị trí của hàng hóa trong chuyến Container phù hợp nhất nhằm tiết kiệm.
- Ngoài ra CBM cũng giúp hạn chế một cách tốt nhất về thời gian vận chuyển hàng hóa.
Hướng dẫn cách tính CBM chính xác
Cách tính CBM theo đơn vị đo là cm:
- Công thức tính: CBM = [(L x W x H) /1.000.000] x Số lượng.
- Ví dụ: Lô hàng gồm có: 10 hộp với chiều dài 35cm, rộng 55cm và cao 20cm. Áp dụng công thức, ta có CBM = [(35 x 55 x 20)/1.000.000] x 10 = 0,3CBM.
Cách tính CBM theo đơn vị đo là mét:
Công thức tính: CBM = (L x W x H) x Số lượng
Ví dụ: Lô hàng của bạn gồm có 10 thùng hàng, được đóng gói với chiều dài là 1,5m, chiều rộng 2m và chiều cao 2,5m. Áp dụng công thức tính ta có: CBM = (1,5 x 2 x 2,5) x 10 = 75 CBM.
Công thức tính tổng CBM: CBM = Dài x Rộng x Cao x số miếng;
Khối lượng 1 gói: Chiều dài x rộng x cao = CBM.
Ví dụ: 10 gói với chiều dài 2m, chiều rộng 0,5m, chiều cao 4m. Áp dụng để tính tổng khối lượng hàng hóa ta có: 2 x 0,5 x 4 x 10 = 40CBM.
Cách tính CBM trong xuất nhập khẩu
3.1. Cách tính CBM hàng sea
Cách tính CBM hàng FCL
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Vì các đơn vị chiều dài, rộng, cao quy đổi sang mét (m). Chính vì vậy CBM có đơn vị tính là mét khối (m3).
Cách tính CBM hàng LCL
Cách tính CBM đối với hàng hóa LCL được tính theo công thức sau:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Như vậy:
- Nếu 1 tấn >= 3 CBM: Đây là hàng nhẹ và sẽ được áp dụng bảng giá CBM.
- Nếu 1 tấn < 3 CBM: Đây là hàng nặng và sẽ được áp dụng bảng giá KGS.
Từ đó ta sẽ có quy ước như sau: 01 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS.
Ví dụ: Giả sử có một lô hàng cần vận chuyển bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:
- Kích thước mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
- Trọng lượng mỗi kiện: 800kgs/trọng lượng tổng 1 kiện
- Tổng trọng lượng của lô hàng là: 8000 kg.
Sau khi áp dụng công thức tính CBM ta có:
- Trọng lượng CBM bằng: 1,2m x 1m x 1,5m x 10=18 CBM
- Trọng lượng thể tích lô hàng: 18 x 1000=18000 kg
Vậy có thể thấy trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế. Chính vì vậy khi tính cước phí vận chuyển, cần dùng trọng lượng thể tích 18000kg để tính.
3.2. Cách tính CBM hàng air
Theo đường hàng không, 1 CBM được quy đổi thành 167kg theo đường hàng không. Nếu bạn có lô hàng gồm 10 kiện có các thông số như sau:
- Kích thước 1 kiện có thông số là: 150cm x 120cm x 110cm
- Trọng lượng: 55kg
Ta có:
- Trọng lượng thực tế: 55×10 = 550kg
- Trọng lượng CBM: 1.5 x 1.2 x 1.1 = 1,98 CBM x 167 = 330 kg
Vậy trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích nên khi tính phí vận chuyển, cần lấy trọng lượng thực tế.
Tỷ lệ chuyển đổi từ CBM sang Kg
Quy đổi từ CBM sang kg cho hàng hóa trong xuất nhập khẩu với mục đích chính là để giúp nhà vận chuyển tính toán được mức chi phí vận chuyển hợp lý nhất cho mọi mặt hàng. Với quy đổi chung từ CBM sang kg thì khi vận chuyển cho những lô hàng từ 2 loại trở lên thì sẽ đảm bảo bạn không bị lỗ.
Đối với mỗi phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi từ CBM sang kg khác nhau. Cụ thể thì:
- Đối với đường hàng không: 1 CBM là tương đương với 167 kg
- Đối với đường bộ: 1 CBM tương đương với 333 kg
- Đối với đường biển: 1 CBM tương đương với 1000 kg.
Ví dụ: Lô hàng đường bộ có 10 kiện gồm các thông số như sau:
- Kích thước 1 kiện: 120cm x 100cm x 180cm
- Trọng lượng 1 kiện: 960 kg/gross weight
- Tổng trọng lượng của 10 kiện: 9.600 kgs
Vậy ta có:
- Trọng lượng CBM: 1.2m x 1m x 1.8m x 10 = 21.6cbm
- Trọng lượng thể tích của lô hàng: 21.6 x 333=7192,8kg
Trên đây là một số thông tin về CBM là gì trong xuất nhập khẩu, cách tính CBM mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về CBM là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.