Đối với những ai làm Logistics chắc hẳn đã từng nghe đến phí CIC. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ CIC là phí gì, tại sao doanh nghiệp lại cần phải đóng phí này? Hay còn nhầm lẫn phụ phí này với những phí khác? Cùng Cargonow tìm hiểu về phụ phí CIC qua bài viết này ngay nhé!
CIC là phí gì trong xuất nhập khẩu ?
CIC là “phí mất cân bằng container” – dịch từ thuật ngữ “Container Imbalance Charge” hay “Equipment Surcharge“.
Phí CIC là do hãng tàu thu, để bù chi phí vận chuyển container rỗng từ nơi đang thừa tới nơi đang thiếu container đóng hàng
Phụ phí này hình thành do vấn đề mất cân bằng số lượng Container rỗng trên các cảng biển.
- Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều nhưng ngược lại, hàng xuất khẩu sang Trung quốc lại ít hơn, dẫn đến việc Container rỗng chứa tại cảng Việt Nam nhiều nhưng ở Trung Quốc lại thiếu trầm trọng.
- Hãng tàu sẽ phải vận chuyển những container rỗng này từ Việt Nam sang Trung Quốc (cho nhà xuất khẩu từ TQ)
- Do đó, hãng tàu sẽ thu phí CIC từ đơn vị nhập khẩu tức là các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng bằng container bước đầu.
Ngoài Việt Nam, điển hình là Mỹ hay EU cũng gặp vấn đề tương tự khi lượng công-ten-nơ rỗng nhiều do hoạt động nhập khẩu bằng container mạnh hơn xuất khẩu. Những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ lại thiếu container rỗng để đóng hàng xuất khẩu.
Phí CIC không bắt buộc phải đóng mà chỉ phải đóng khi hãng tàu yêu cầu. Quý vị đọc thêm phần dưới để biết thêm khi nào hãng tàu sẽ thu phí CIC và trách nhiệm chi trả của các bên.
Tình hình thu phí mất cân bằng container đang bất hợp lý?
Trao đổi tại hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức, nhiều doanh nghiệp kêu trời vì bị các hãng tàu thu phí “mất cân bằng vỏ container” với mức thu rất cao.
Mức phí mất cân bằng cont thường chỉ là 40 USD/cont 20 nhưng hiện tại tăng lên đến 100-120 USD/cont 20 mà còn thu thường xuyên khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc vì phải chi trả khoản tiền lớn như vậy.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trao đổi và trả lời rằng phí hãng tàu thuộc về quản lý giá của Bộ Giao thông vận tải. “Bộ Tài chính sẽ phối hợp để có ý kiến. Nếu doanh nghiệp có ý kiến vướng mắc thì gửi đến Bộ Giao thông vận tải để bộ này chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan để giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển”. (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Khi nào thu phí CIC và ai là người trả phí CIC?
Khi nào thì doanh nghiệp Nhập Khẩu mới phải trả phí CIC?
Khi nào hãng tàu sẽ thu phí CIC và thu bao nhiêu
- Phụ phí CIC được thu theo mức nhất định theo từng loại container và tùy theo từng tuyến đường vận chuyển.
- Phụ phí CIC sẽ dao động trong khoảng 80-85$/cont 20‘ và 160-170$/cont 40‘ (tùy từng thời điểm)
- Các giai đoạn như cuối năm, các dịp lễ lớn thường các hãng tàu sẽ tiến hành thu phụ phí CIC này.
Ai là người trả phí CIC
Đơn vị / cá nhân nhập khẩu sẽ phải thanh toán phí CIC nếu hãng tàu yêu cầu. Chi phí này không tính vào giá trị thực tế đã thanh toán. Mức phí sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng, định lượng và cùng các giấy tờ liên quan khác.
Cách tính phí CIC vào thuế hiện nay
Đối với khoản phụ phí CIC có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và khoản điều chỉnh phí cộng thì phải cộng vào trị giá hàng hoá. Trường hợp phụ phí CIC là cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì căn cứ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng.
Hiện nay, việc xác định trị giá và tính thuế xuất nhập khẩu cần thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc có thể liên hệ Cargonow để được tư vấn miễn phí.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ thông tin chi tiết về phụ phí CIC. Giải đáp CIC là phí gì? Khi nào thì thu phí CIC và ai là người trả phí này? Mong rằng kiến thức về CIC sẽ giúp quý doanh nghiệp trong việc áp dụng cho các lô hàng sắp tới. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ xuất nhập khẩu thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Cargonow để được tư vấn miễn phí nhé!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.