CIF Là Gì? So sánh điều kiện CIF với FOB trong INCOTERMS 2020

CIF Là Gì? So sánh điều kiện CIF với FOB trong INCOTERMS 2020

Nội dung bài viết
()

CIF là một trong những điều kiện được sử dụng phổ biến nhất trong bộ điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS. Trong bài viết này, Cargonow sẽ giải thích chi tiết về điều kiện CIF và cách tính giá CIF, cũng như cách sử dụng CIF trong các hoạt động thương mại hiện nay.

CIF là gì?

CIF là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng / cảng đến. CIF là viết tắt từ ba chữ cái đầu của Cost (Chi phí), Insurance (Bảo hiểm), Freight (Cước phí)

Trong điều kiện CIF, người bán (shipper) sẽ hoàn thành trách nhiệm với đơn hàng khi hàng hoá đã được sắp xếp lên tàu và bắt đầu quá trình vận chuyển tới tay bên mua/nhập khẩu. CIF là một trong các điều khoản của Incoterms 2020 (viết tắt của International Commerce Terms)

Sơ đồ trách nhiệm của các bên khi sử dụng điều kiện CIF

Điều kiện CIF là gì trong xuất nhập khẩu?

Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms. Trên các thủ tục giấy tờ và trong quá trình thương thảo hợp đồng, CIF được viết gắn với tên địa điểm cảng dỡ hàng. Lưu ý rằng, điều kiện CIF chỉ được áp dụng cho phương tiện vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa.

  • Ưu Điểm của điều kiện CIF: Xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện CIF thì sẽ có lợi cho bên bán (bên xuất khẩu). Sự chủ động là một ưu điểm lớn của CIF nếu doanh nghiệp có năng lực nghiệp vụ để tận dụng ưu điểm này.
  • Nhược Điểm của điều kiện CIF: Tuy bên bán cần phải trả phí bảo hiểm chi phí vận chuyển hàng nhưng ngược lại sẽ không phải chịu những rủi ro, tổn thất về hàng hóa sau khi đã vận chuyển lên tàu để đến tay bên mua. Trong quá trình vận chuyển đến nơi nhập hàng, nếu hàng hoá gặp rủi ro hoặc bị tổn thất thì bên mua phải tự làm việc với công ty bảo hiểm do bên bán đã chọn tại nước họ. Điều này sẽ gây bất lợi cho những người nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam do nhiều yếu tố dễ nhận thấy.

Nhìn chung, việc sử dụng CIF trong xuất khẩu hay nhập khẩu còn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính, hiểu biết về thương mại và vận chuyển quốc tế của doanh nghiệp. Ưu điểm cũng có thể là nhược điểm nếu không cẩn thận trong quá trình vận chuyển hàng hoá.

Giá CIF là gì?

  • Giá CIFmức giá sẽ được tính cho tới cầu cảng của nước nhập khẩu, tức là bên bán sẽ chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tới cảng của bên mua theo thỏa thuận.

Giá CIF là được tính tại cửa khẩu của bên mua hàng, trong đó bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng. Giá CIF còn giúp tính thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.

Công thức tính giá CIF như sau: Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển+ phí bảo hiểm hàng hóa

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Freight prepaid là gì?

Số CIF là gì?

Số CIF chính là số mã khách hàng hay mã số công ty tại ngân hàng. Một công ty có thể mở nhiều tài khoản tại cùng ngân hàng và ngân hàng sẽ quản lý nó bằng số CIF. Hay nói cách khác, số CIF là số code của mỗi công ty tại một ngân hàng.

Điều kiện CIF và trách nhiệm của mỗi bên trong CIF

Minh hoạ trách nhiệm và chi phí của các bên khi sử dụng CIF
Trách nhiệm của mỗi bên trong điều kiện CIF

Với CIF người bán phải có trách nhiệm như sau:

  • Ngoài ra, người bán phải trả phí vận chuyển nội địa và làm các thủ tục hải quan để thông quan và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.

Với CIF người mua phải có trách nhiệm:

  • Đến cảng đến nhận hàng, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến hàng hóa
  • Chịu các rủi ro về tổn thất hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu các chi phí bốc dỡ hàng, cầu tàu… trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng đã quy định;
  • Chuẩn bị thủ tục cho phép nhập khẩu và các giấy tờ để thông quan.

Người bán và người mua sẽ chuyển giao các rủi ro và trách nhiệm tại một thời điểm và cùng địa điểm cảng đến.

Điều kiện CIF trong Incoterms 2010 và 2020 có gì thay đổi?

Trong Incoterms 2020, có một số điểm được sửa đổi, lược bỏ, thêm mới hoặc tối ưu hơn so với Incoterms 2010. Quan trọng nhất, là thay đổi về điều kiện CIF và FOB, trong đó:

  • Điều kiện CIF và FOB chính thức được sử dụng cho hình thức vận chuyển hàng hoá bằng container. Incoterms 2010 không quy định việc này, mà phải sử dụng điều kiện tương ứng là FCA và CIP.

Tìm hiểu thêm: CNF là gì?

CIP là gì trong Incoterms 2020?

So sánh điều kiện CIF và FOB – nên sử dụng điều kiện nào?

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, cả 2 điều kiện FOB và CIF đều là điều kiện quy định trong Incoterm 2010 thực hiện trong giao thông vận tải đường biển nội bộ và quốc tế.

Tuy nhiên, giữa 2 điều kiện CIF và FOB có sự khác biệt sau:

STTNội dung so sánhĐiều kiện FOBĐIỀU KIỆN CIF
1Điều kiện giao hàngLà giao hàng lên tàuLà tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu
2Phí bảo hiểmBên bán sẽ không phải mua bảo hiểm cho hàng hoáBên bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu, với quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá
3Trách nhiệm vận tải thuê tàuBên bán sẽ không phải thuê tàu, mà bên mua sẽ phải thuê tàu để lấy hàngBên bán sẽ phải có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển hàng hóa còn người mua sẽ không cần thuê tàu
4Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ theo đúng hợp đồngVị trí chuyển giao trách nhiệm cũng như rủi ro cuối cùng là lan can tàuCũng giống như FOB, nhưng với CIF bên bán sẽ phải có trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã cập cảng

Khi nào doanh nghiệp nên dùng FOB và CIF?

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn không biết khi nào nên dùng FOB, hay khi nào nên dùng CIF, Cargonow có những chia sẻ như sau:

Khi nào doanh nghiệp nên dùng CIF

Trong Incoterms, điều kiện CIF sẽ có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trách nhiệm của người mua sẽ cao hơn người bán, tuy nhiên chi phí mà bên mua phải trả sẽ ít hơn so với bên bán. Đây là lợi thế của giá CIF.

Người bán sẽ được làm việc trực tiếp với bên vận chuyển nên họ có thể thu thêm lợi nhuận so với người mua. Bên cạnh đó, người mua sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát đơn hàng nếu như đơn hàng lớn. 

Khi nào doanh nghiệp nên dùng FOB

FOB sẽ phù hợp với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm dày dạn trong mảng thương mại quốc tế. Người mua sẽ có đại lý giao nhận tại cảng xếp hàng. Đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng nếu thỏa thuận được giá cước tốt thì bên mua sẽ có thêm lợi nhuận.

Trên đây là bài viết chia sẻ các thông tin liên quan đến CIF trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng bài viết thực sự bổ ích và thực tế, đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về CIF và vận dụng các kiến thức này vào ngành nghề này. 

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...