Trong Incoterms 2000, điều kiện CNF có nghĩa là tiền hàng và tiền cước phí – tiếng Anh là Cost and Freight, là điều kiện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương quốc tế.
Vậy CNF là gì? Khi nào sử dụng điều kiện CNF? Trách nhiệm của mỗi bên đóng vai trò như thế nào? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu chi tiết điều kiện CNF dưới đây nhé!
1. CNF là gì? Cách tính giá CNF
Định nghĩa CNF
CNF (viết tắt của Cost and Freight ) là tiền hàng và tiền cước. Đây là 1 trong 11 điều kiện của Incoterms 2020 và được sử dụng phổ biến trong quá trình xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện CNF người bán sẽ chịu trách nhiệm từ lúc hàng di chuyển từ kho người bán cho đến khi hàng lên tàu thì trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao cho người mua. Người mua sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu chuyên chở, bốc hàng lên tàu và trả cước phí vận chuyển.
Cách tính giá CNF
Giá CNF sẽ bao gồm 2 phần cụ thể như sau:
- Cost (tiền hàng): Giá của hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương
- Freight (tiền cước phí): Giá cước của phương tiện chuyên chở từ cảng đi đến cảng đích theo thỏa thuận trước đó.
Ví dụ: Nếu bạn xuất khẩu ( người bán hàng hóa) đưa ra giá CNF Osaka, có nghĩa là mức giá bạn đưa ra đã bao gồm tiền hàng và chi phí vận chuyển hàng đến Osaka cho người mua. Khi đó người mua chỉ cần nhận hàng, thông quan và đem hàng về kho của mình.
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia điều kiện CNF
2.1 Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán
- Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng, chất lượng theo như hợp đồng ký kết
- Giao hàng từ kho đến đơn vị chuyên chở theo thời gian quy định
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ: hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, C/O , Vận đơn,….theo như thỏa thuận giữa hai bên
- Thực hiện thông quan hàng hóa, đóng phí local charge, thuế xuất khẩu
- Trả tiền thuê phương tiện vận chuyển
- Không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa nhưng cần phối hợp cung cấp thông tin cho người mua nếu họ muốn mua bảo hiểm
- Người bán chịu toàn bộ trách nhiệm và chi phí trước khi hàng được giao lên tàu
- Cung cấp chứng từ gốc, bản điện tử để bên nhập khẩu đủ giấy tờ hoàn thành thủ tục nhận hàng
- Thông báo cho người mua thông tin, cũng như thời gian tàu cập bến cảng người mua
2.2 Nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua
- Thanh toán tiền hàng đầy đủ cho người mua theo hợp đồng thương mại
- Tiếp nhận thông tin từ người mua, nhận hàng hóa kịp thời từ cảng đích
- Thực hiện dỡ hàng, tiến hành thông quan hàng hóa để nhập khẩu
- Trả các chi phí như phí local charge đầu nhập, phí vận chuyển từ cảng về kho, đóng thuế nhập khẩu
- Thực hiện mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu thấy cần thiết hoặc hàng hóa thuộc vào nhóm hàng đặc thù.
- Trách nhiệm thuộc về người mua từ khi hàng trên tàu đi đến cảng đích
3. So sánh điều kiện CNF và CIF
Hai điều kiện CNF và điều kiện CIF đều thuộc nhóm C nên sẽ có nhiều người hiểu lầm giữa cách sử dụng hai điều kiện này. Người bán và người mua cần hiểu rõ và nắm được sự giống, khác nhau của 2 điều kiện này, để tránh việc nhầm lẫn gây tổn thất không mong muốn cho quá trình xuất nhập khẩu.
Sự giống nhau
- Đều bao gồm Cost và Freight, nghĩa là tiền hàng và tiền cước vận chuyển
- Người mua đều phải chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu
- Người bán đều phải chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu
- Đều áp dụng cho phương tiện vận chuyển đường biển, thủy nội địa.
Sự khác nhau
Tiêu chí | CNF | CIF |
Bảo hiểm | Người bán không chịu trách nhiệm mua, người mua cần thì người bán sẽ hỗ trợ mua | Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng cho dù người mua có cần hay không |
Địa điểm chuyển giao rủi ro | Người bán chịu trách nhiệm khi hàng lên tàu | Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đến cảng người mua |
Chi phí | Người bán không mất thêm chi phí bảo hiểm | Người bán sẽ mất thêm chi phí mua bảo hiểm |
Trên đây là sự so sánh giữa điều kiện CNF và CIF, các điều kiện trong Incoterms thường được phân biệt dựa vào địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua. Căn cứ vào từng điều kiện mà người mua và người bán lựa chọn điều kiện phù hợp với hàng hóa và khả năng của mình.
4. Bạn có đang nhầm lẫn giữa điều kiện CFR và CNF?
Điều kiện CFR và CNF (C&F) thực chất là một điều kiện và không có sự khác biệt trong hoạt động. CNF và CFR đều là điều kiện được sử dụng rộng rãi trong thương mại nội địa và quốc tế. Bạn có thể nhầm lẫn giữa CFR và CNF mặc dù hai cái là giống nhau, bạn cần biết thuật ngữ nào phù hợp để sử dụng nhất.
- Trong Incoterms 2010, điều khoản CNF được sửa đổi và tổng hợp thành điều kiện CFR, điều này giữ nguyên với bản Incoterms 2020. Mặc dù C&F bị loại bỏ trong các điều khoản Incoterms 2010 nhưng thuật ngữ C&F vẫn được sử dụng rộng rãi sau 12 năm sửa đổi.
Việc sử dụng thuật ngữ C&F hay CFR là tùy thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng giữa người bán và người mua muốn áp dụng theo Incoterms nào. Tuy nhiên, điều kiện CFR được khuyến nghị nên sử dụng hơn là CNF vì CFR là phiên bản mới nhất được công bố trong Incoterms 2010 và 2020.
Qua bài viết trên, Cargonow đã đưa ra những thông tin chi tiết để bạn đọc có thể trả lời câu hỏi CNF là gì, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên khi sử dụng điều kiện này. Hi vọng bài viết mang thông tin hữu ích đến bạn.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.