CO Form D là một mẫu giấy chứng nhận xuất hiện phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được CO Form D là gì, loại giấy chứng nhận này có vai trò gì và quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ Form D như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí tất tần tật những điều cần biết về mẫu giấy chứng nhận này nhé!
CO Form D là gì?
CO – Certificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Mẫu CO form D được áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
Thông qua CO form D, doanh nghiệp, cơ quan quản lý sẽ xác định được nguồn gốc hàng hoá một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt đối với những mặt hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi thì có thể thấy CO Form D đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó đây là bằng chứng để áp dụng theo thoả thuận thương mại giữa các quốc gia.
Giấy tờ cần thiết để được cấp CO Form D
Mẫu CO form D sẽ do Bộ Thương mại trực tiếp đứng ra cấp và được khai hoàn chỉnh bản chính. Để được xin cấp CO Form D thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như:
- 01 bản đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do giám đốc trực tiếp ký.
- 01 bản công chứng vận đơn đường biển – Bill of Lading.
- 01 bản chính hóa đơn thương mại – Commercial Invoice.
- 01 bản chính phiếu đóng gói – Packing List.
- 01 bản công chứng tờ khai hải quan.
- 01 bản công chứng biên bản giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ những nguyên liệu đầu vào.
- 01 bản công chứng bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Được thể hiện qua có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…
- Nếu doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài thì cần chuẩn bị bản công chứng hóa đơn mua bán nguyên vật liệu hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu.
- Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất sản phẩm thì cần chuẩn bị bản công chứng hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu (có mang bản gốc để đối chiếu).
- Đơn đề nghị xin cấp C/O.
- Các giấy tờ khác: Hợp đồng mua bán, công văn cam kết…
Nội dung trên giấy chứng nhận CO Form D
Một số nội dung chính có trên 1 bản CO form D bao gồm có:
- Mục 1: Thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax.
- Mục 2: Thông tin về doanh nghiệp nhập khẩu bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và số fax.
- Mục 3: Các thông tin về tên, số hiệu phương thức vận chuyển, thời gian, ngày tàu chạy và tên cảng đi, cảng đến.
- Mục 4: Mục này để trống.
- Mục 5: Số mục (doanh nghiệp có thể điền hoặc không điền)
- Mục 6: Ký mã hiệu (doanh nghiệp có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói của hàng hóa).
- Mục 7: Các thông tin mô tả về hàng hóa như: Số lượng đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS, khối lượng,…
- Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ.
- Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng được ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ.
- Mục 10: Số và ngày của invoice.
- Mục 11: Chữ ký và đóng dấu xác nhận của công ty xuất khẩu.
- Mục 12: Chữ ký và đóng dấu xác nhận của Bộ Công Thương .
- Mục 13: Loại C/O (thường sẽ là Issued Retroactively).
Lưu ý: Số Reference sẽ do Bộ Công thương đóng dấu và cấp cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay theo quy định mới thì các doanh nghiệp cần phải khai báo online trên hệ thống. Sau đó Bộ Công thương mới tiến hành cấp CO. Và nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tự in số này trên form C/O của mình.
Bộ C/O form D bao gồm 3 tờ là Original, Duplicate và Triplicate. Để mua bộ CO form D thì các doanh nghiệp có thể đến tại tổ cấp C/O của bộ để mua.
Quy trình về việc xin cấp CO form D
4.1 Hồ sơ xin cấp CO form D
Hồ sơ xin cấp CO Form D bao gồm có các giấy tờ quan trọng như:
- Đơn xin cấp CO form D bản chính do Giám đốc kỷ.
- 01 bản chính CO form D do Bộ Thương mại ban hành đã được khai hoàn chỉnh do Thủ trưởng đơn vị kỷ.
- 01 bản photo CO form D đã khai.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do một Công ty, đơn vị kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập khẩu thực hiện
- 01 bản sao tờ khai hải quan đã thanh khoản.
- 01 bản sao hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói.
- 01 bản sao vận đơn.
- Bản sao hợp đồng và các phụ kiện hợp đồng có liên quan.
4.2. Các bước xin cấp CO form D bản giấy
Quy trình xin cấp CO Form D trải qua 6 bước chính bao gồm:
- Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương theo đường link http://ecosys.gov.vn. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đăng ký thương nhân thì cần chuẩn bị hồ sơ thương nhân. Và sau đó là xin cấp tài khoản trên hệ thống Ecosys.
- Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy phù hợp.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp CO cho cán bộ tiếp nhận.
- Bước 4: Cấp số CO và sau đó nhận dữ liệu CO form D từ Website.
- Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO.
- Bước 6: CO form D được cơ quan quản lý đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả lại cho doanh nghiệp xin cấp.
Lưu ý: Thời gian nhận được CO form D bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.
4.3. Các bước xin cấp CO form D bản điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hiện nay quy trình cấp CO Form D bản điện tử đã được ứng dụng. Điều này giúp cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý tiết kiệm được khá nhiều thời gian, chi phí.
Theo đó hiện tại mẫu CO form D điện tử đang được áp dụng cho những loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đi một số quốc gia thuộc khu vực ASEAN như: Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Điểm khác biệt giữa CO bản điện tử so với bản giấy là mọi thông tin khai báo đều bằng tiếng Anh hoặc chọn trường có sẵn trên Ecosys. Dưới đây là bật mí một số nội dung quan trọng mà bạn cần nắm rõ được khi xin cấp CO form D bản điện tử:
- Importing country: Tên của nước nhập khẩu.
- Export Declaration Number và Export Declaration Attached: Nhập số tờ khai xuất khẩu và tờ khai xuất khẩu đính kèm.
- Good consigned from: Nhập thông tin doanh nghiệp xuất khẩu gồm có tên, địa chỉ.
- Good consigned to: Nhập thông tin doanh nghiệp nhập khẩu gồm có tên, địa chỉ.
- Transport Type: Phương thức vận chuyển hàng hóa.
- Port of Loading: Cảng xếp hàng.
- Port of Discharge: Cảng dỡ hàng.
- Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: Tên tàu/máy bay và tài liệu vận tải đính kèm.
- Departure date: Ngày tàu chạy.
- Goods (Hàng hóa): Chọn Add item và nhập đầy đủ các thông tin về hàng hóa theo hướng dẫn có sẵn trên màn hình máy tính.
Doanh nghiệp sẽ tiến hành ký phê duyệt CO form D sau khi doanh nghiệp đã nhập đầy đủ thông tin cần thiết có trên hệ thống. Nếu hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ được cấp C/O điện tử. Và cùng lúc này, hệ thống eCoSys sẽ tự động gửi C/O form D của doanh nghiệp sang các nước thành viên ASEAN theo cơ chế một cửa quốc gia.
Các trường hợp cơ quan quản lý từ chối cấp CO Form D
Trên thực tế, không phải CO nào cũng được cơ quan quản lý cấp. Theo đó vẫn có một số trường hợp cơ quan quản lý từ chối cấp CO Form D. Cụ thể một số trường hợp dưới đây sẽ bị cơ quản quản lý từ chối cấp CO form D:
- Hồ sơ xin cấp C/O không đầy đủ hoặc không chính xác.
- Hồ sơ xin cấp C/O có nội dung không đồng nhất với nhau.
- Địa điểm trên bộ hồ sơ cấp C/O không đúng với địa điểm đăng ký hồ sơ.
- C/O mẫu D bị tẩy xóa, viết tay, thông tin không được rõ ràng hay được in bằng nhiều màu mực khác nhau.
- Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp không đảm bảo được tiêu chuẩn xuất xứ. Hay nói cách khác là không thể xác định được xuất xứ hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn.
Trên đây là một số thông tin về CO Form D là gì, tất tần tật quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ form D mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về CO Form D ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Tìm hiểu thêm: CO form B là gì?
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.