CO là gì? Các mẫu CO phổ biến hiện nay

CO là gì? Các mẫu CO phổ biến hiện nay

Nội dung bài viết
()

CO là loại giấy chứng nhận phổ biến và thường gặp trong xuất nhập khẩu. Vậy CO là gì? Giữa CO và CQ có gì khác nhau? Tại sao hàng hóa lại cần giấy chứng nhận CO ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại giấy chứng nhận phổ biến này nhé!

CO là gì

Chứng nhận CO là gì? 

2.1. CO là gì?

COCertificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là loại giấy chứng nhận được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Vai trò chính của loại giấy chứng nhận này là chứng minh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu. 

2.2. Mục đích sử dụng của CO

  • Là chứng từ quan trọng để hoàn tất thủ tục hải quan xuất/nhập khẩu. 
  • Là căn cứ để xác minh bên mua hoặc bên bán sẽ tính thuế ưu đãi nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận CO được xem như tài liệu, căn cứ để áp dụng luật trợ giá và chống phá giá.
  • CO giúp đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Theo đó giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin để việc thống kê thương mại diễn ra nhanh chóng, rõ ràng và minh bạch hơn.  
  • Quyết định xem hàng hóa đó có đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam không.

2.3. Vai trò của CO trong xuất nhập khẩu

  • CO giúp xác nhận xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Điều này chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, có hợp pháp về thuế quan hay quy định không.
  • CO giúp chứng minh hàng hóa xuất nhập khẩu của hai quốc gia phù hợp với quy định của luật pháp đôi bên.
  • Việc xác định được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa giúp cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn.
  • CO giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó thì cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Ngoài ra trong một số trường hợp, giấy chứng nhận hàng hóa sẽ quyết định được mặt hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không.

2.4. Các mẫu CO phổ biến tại Việt Nam

Dưới đây là các loại CO phổ biến tại Việt Nam hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc: 

CO form A: Là loại giấy chứng nhận xuất xứ đặc trưng và được cấp theo tệ thống ưu đãi phổ cập (GSP – Generalized System of Preferences). 

CO form B: Là loại CO được cấp cho những hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.

CO form D: Mẫu CO này được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan căn cứ theo hiệp định CEPT

CO form E: Mẫu CO này được phát hành theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). 

CO form S: Mẫu CO này áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định giữa Việt Nam – Lào.

CO form AK: Mẫu CO này được phát hành dựa trên hiệp định giữa ASEAN và Hàn Quốc.

CO form AJ: Là mẫu CO ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước thành viên trong Hiệp định thương mại đa phương ACCEP.

CO form VJ: Là mẫu chứng nhận xuất xứ được dùng phổ biến trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.

C/O form GSTP: Mẫu CO này áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) – Thuộc nhóm G77 cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.

C/O form ICO: Được áp dụng đối với mặt hàng cà phê xuất xứ Việt Nam xuất khẩu đi các nước. 

Ví dụ Form CO AK : Việt Nam - Hàn Quốc
Ví dụ Form CO AK : Việt Nam – Hàn Quốc

2.5. Các doanh nghiệp lần đầu xin CO cần chuẩn bị gì? 

Đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp giấy chứng nhận CO thì một số loại giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị bao gồm:

  • Một đơn cấp CO có điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Bên cạnh đó có đóng dấu người có thẩm quyền của doanh nghiệp cần cấp phát.
  • Thông thường, chỉ được cấp một mẫu chứng nhận CO suy nhất cho mỗi lô hàng xuất khẩu tại thời điểm đó. Sau đó sẽ sao lưu mẫu giấy chứng nhận này cho các bên liên quan.
  • Hóa đơn thương mại, Vận đơn, Packing list
  • Tờ khai hải quan
  • Các giấy phép có liên quan như bản giải trình quy định sản xuất, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất,…

2.6. Cơ quan thẩm quyền được cấp phép CO tại Việt Nam 

Cơ quan có đủ thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam là ở đâu và có tên gì? Mỗi cơ quan được ủy quyền sẽ có chức năng cấp phép một số loại CO nhất định. Sau đây là những đơn vị có thẩm quyền cấp CO cho doanh nghiệp:

  • Bộ Công Thương, phòng xuất nhập khẩu: cấp phát các CO form D, E, AK và các CO nào do thỏa thuận của chính phủ
  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI): VietNam Chamber of Commerce and Industry cấp phát CO form A,B,..

Cơ sở pháp lý quy định về CO

Cơ sở pháp lý quy định về CO bao gồm có: 

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành ngày 29/6/2006.
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CP – Nói rõ về luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hàng hoá.
  • Nghị định số 67/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung từ nghị định 127/2007/NĐ-CP về quy định xuất xứ hàng hoá.

Cách kiểm tra CO

Khi kiểm tra CO bạn cần chú ý tới 3 nội dung quan trọng như sau:

Kiểm tra hình thức

  • Kiểm tra dòng chữ CO Form D, CO Form E, CO Form AK, CO Form AJ,…
  • Mỗi C/O sẽ có một số tham chiếu riêng, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ số tham chiếu này để tránh nhầm lẫn.
  • Trên mẫu giấy chứng nhận cần chứa đầy đủ các tiêu chí quan trọng.
  • Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của giấy chứng nhận CO phải theo đúng theo quy định của Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.

Kiểm tra nội dung

  • Đối chiếu con dấu hoặc chữ ký trên C/O so với mẫu dấu hoặc chữ ký của người/cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp CO được Tổng cục Hải quan quy định. 
  • Kiểm tra hiệu lực của giấy chứng nhận CO

Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên CO

Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?

Kiểm tra tiêu chí xuất xứ. Tiêu chí này được quy định tại Hiệp định thương mại tự do có liên quan hoặc Nghị định số 19/2006/NĐ-CP.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi loại hàng hóa sẽ có cách kiểm tra C/O với các tiêu chí khác nhau.

CO có liên quan gì tới CQ ?

Trong xuất nhập khẩu, CO và CQ thường là 2 loại chứng từ được yêu cầu cần có để quá trình giao thương giữa hai bên trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Khác với CO, CQ viết tắt Certificate of Quality là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Đây là giấy chứng nhận để biết hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất và quốc tế hay không?

Thông thường CO sẽ là giấy chứng nhận yêu cầu bắt buộc có ở hầu hết các lô hàng, còn CQ thì tùy thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định của mỗi nước khác nhau. CQ không phải là giấy bắt buộc thì mới có thể xuất nhập khẩu.

Mẫu CO và CQ trong thực tế
Mẫu CO và CQ trong thực tế

Trên đây là giải đáp một số thông tin về Certificate of Origin là gì, sự khác nhau giữa giấy chứng nhận C/O và C/Q mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về C/O là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...