Co-loading, Co-loader là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về hàng consol

Co-loading, Co-loader là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về hàng consol

Nội dung bài viết
()

Khi tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu, việc thông hiểu các khái niệm như LCL, FCL, hàng consol, Co-loading, Co-loader là gì… là điều cần thiết để nhận biết và quản lý hàng hóa tốt hơn. Trong bài viết này, Cargonow sẽ cùng độc giả làm rõ ý nghĩa của các thuật ngữ này trong vận tải hàng hoá.   

Co-loader, co-loading là gì
Gom hàng lẻ xuất khẩu

Hàng consol là gì? 

Trong hoạt động hậu cần hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng consol (viết tắt của Consolidate) còn có cách gọi khác là hàng LCL (Less than Container Load). Ý nghĩa của tên gọi là để chỉ hàng xếp thiếu, chưa đầy tải trọng hoặc kích thước cho một container

Thông thường, khi một container chứa hàng consol thì sẽ được ghép chung với hàng hóa ở một vài chủ hàng khác để đủ một chuyến đi. Như vậy, hoạt động vận chuyển hàng đường dài sẽ tiết kiệm về chi phí và thiết bị hơn. 

Một thuật ngữ khác thường được sử dụng cùng với với LCL là FCL (Full Container Load) – là hàng hóa xếp đủ container. Hàng FCL là hàng hoá không cần thực hiện công việc ghép lô với những hàng khác để đủ một container.

Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL
Hàng FCL và hàng LCL khác nhau như nào?

Co-loading trong vận chuyển là gì?

Co-loading là việc đem hàng lẻ (LCL) của một Forwarder ( hoặc Consolidator) đi đóng ghép với Master Consolidator hoặc hàng nguyên container (FCL) đi đóng với NVOCC.

NVOCC 

NVOCC là từ viết tắt của Non-Vessel Operating Common Carrier. Đây là từ dùng để chỉ công ty kinh doanh khai thác vận tải biển. Các hoạt động của họ liên quan đến việc mua bán, đóng gói và vận chuyển container đến các cảng cửa ngõ khác nhau.

Các hãng vận tải biển này vận chuyển các chuyến hàng mà không cần sử hữu bất kỳ tàu vận tải biển nào theo vận đơn nội bộ của hãng. Trong một số trường hợp, NVOCC cũng được hiểu là đơn vị giao nhận hàng hóa thuần túy. 

Một số vai trò trong thương mại quốc tế và vận chuyển hàng hóa của NVOCC là: 

  • Thiết lập hợp đồng với chủ tàu và không gian chứa dự định trên tàu của họ. Việc thiết lập hợp đồng này sẽ đem lại chi phí thấp hơn. 
  • Làm hợp đồng với các hãng tàu để hàng hóa được phép vận chuyển từ điểm này đến điểm khác.
  • Đưa ra vận đơn, chịu mọi trách nhiệm và nghĩa vụ đối với lô hàng.
  • Hợp nhất các hàng hóa LCL và tính phí cho không gian sử dụng.
  • Thanh toán chi phí cho không gian cảng, tiền vận chuyển các lô hàng và thanh toán tiền lưu trú. 
  • Liên hệ với cảng vụ hàng hải để đảm bảo tàu được cập bến đúng giờ. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của tàu được thực hiện trong thời hạn quy định.
  • Làm trung gian trong việc vận chuyển các lô hàng. Tạo điều kiện cho việc di chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác nhanh hơn. Bản chất của việc này là để giảm bớt những bất tiện có thể phát sinh tại cảng.

LCL Co-loader 

LCL Co-loader được hiểu là những người mang hàng LCL của mình đi đóng ghép với hàng LCL của những người khác. Còn người nhận hàng của các Co-loader sẽ được gọi là Master Loader.

Bản thân của người ở vị trí Co-loader có thể đóng nhiều vai trò. Họ có thể là người bán lại cước hàng lẻ, người gom nguyên hàng container, người gom hàng lẻ tùy theo khả năng của từng người.

Vai trò của co-loading trong giao nhận hàng hóa

Co-loading giúp các đơn vị forwarder cho hàng đi kịp với lịch đã đặt hàng với khách hàng. Từ đó, tăng độ uy tín về dịch vụ hậu cần. Tránh được các khoản lỗ nếu tự sở hữu container vận chuyển. 

Hình thức Co-loading cũng giúp những đơn vị forwarder giảm giá cước vận chuyển, cung cấp dịch vụ tốt hơn và vận chuyển đến những điểm đến mà họ không có dịch vụ. 

Lợi ích của hình thức Co-Loading với các bên trong chuỗi cung ứng

Co-loading mang lại lợi ích cho cả người gửi, người nhận và xã hội bằng cách cung cấp những giá trị trong chuỗi cung ứng hàng hoá.  

Đối với người gửi hàng, co-loading mang lại những lợi ích:

  • Giảm chi phí vận chuyển 
  • Giảm chi phí bỏ ra cho hàng tồn kho
  • Giảm thời gian giao hàng cho các lô hàng LCL
  • Giảm khả năng hàng hóa bị thất lạc hoặc hư hỏng đối với các lô hàng LCL.
  • Giúp người gửi chủ động trong việc sắp xếp hàng hóa đúng với kế hoạch thời gian. 

Đối với người nhận:

  • Giảm thời gian chờ đợi hàng hóa cập bến
  • Giảm chi phí nhận hàng

Đối với xã hội:

  • Giảm lượng khí thải CO2 thải ra môi trường biển, giảm chi phí về nguyên liệu vận chuyển
  • Giảm tắc nghẽn đường biển và giao thông trên bộ. 

Trên là toàn bộ những thông tin cần biết về hoạt động Co-loading và các công ty Co-loader, vai trò và những lợi ích của hình thức vận tải này. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu thêm về những khái niệm hàng lẻ, hàng consol, hàng LCL, FCL. 

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...