Thành phần và thuộc tính trong sản phẩm là những thông tin được người tiêu dùng quan tâm mỗi khi tiêu dùng sản phẩm. Để xác định thành phần và thuộc tính của sản phẩm có đáp ứng các thông số kỹ thuật tiêu chuẩn hay không thì các bên sẽ dựa vào giấy chứng nhận phân tích COA. Nội dung bài viết này sẽ mang tới cho bạn đọc thông tin COA là gì? Mục đích của COA trong xuất nhập khẩu là gì và những thông tin liên quan đến chứng từ này.
COA là gì?
COA là gì? Đó là viết tắt của từ Certificate Of Analysis. COA hay C/A là giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng trong một sản phẩm để xác nhận hàng hóa đó có đáp ứng được thông số kỹ thuật hay không. Các thông số trên giấy chứng nhận COA chủ yếu là tính chất lý hóa: thành phần, độ ẩm, độ pH… của sản phẩm. COA là chứng từ được cung cấp bởi nhà sản xuất và người bán.
Tìm hiểu thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Mục đích của giấy chứng nhận phân tích
Mục đích sử dụng của giấy chứng nhận phân tích COA:
- Cung cấp thông số và kết quả kiểm tra sản phẩm.
- Chứng minh sản phẩm đã trải qua các cuộc thí nghiệm phân tích và có kết quả chi tiết. Từ đó, người mua hàng có thể kiểm tra về thành phần, chất lượng hàng thông qua bảng phân tích đặc tính lý hóa.
- Hỗ trợ gia tăng niềm tin và sự an tâm của người mua về sản phẩm.
- Trong tờ khai nhập khẩu, chứng nhận COA được sử dụng để xác định mã HS, từ đó có thể áp dụng mã thuế chính xác, hạn chế nhầm lẫn sai sót trong quá trình xử lý công việc.
- Hỗ trợ các cơ quan nhà nước kiểm tra đối chiếu những sản phẩm lần đầu xuất hiện trên thị trường có đạt tiêu chuẩn để có thể lưu hành hay không, hạn chế hoặc phát hiện kịp thời những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn bị lọt ra thị trường tiêu thụ.
- Đối với đơn vị xuất nhập khẩu, đơn vị bán và đơn vị mua, COA là một trong những yếu tố quan trọng của hợp đồng thỏa thuận. Đây như một công cụ để đo lường các tiêu chí, giúp quá trình trao đổi rõ ràng, minh bạch và thuận lợi hơn.
- Giúp người tiêu dùng biết được sản phẩm đang lựa chọn có những thành phần nào tốt và thành phần nào nên hạn chế dùng.
Những mặt hàng bắt buộc phải có giấy chứng nhận COA
Hầu hết các hàng hóa muốn xuất khẩu đều phải có giấy phân tích COA. Một số sản phẩm tiêu biểu đó là:
- Tất cả thực phẩm cung cấp cho đời sống con người: thịt, hoa quả, gạo, hải sản, mì tôm…
- Gia vị trong quá trình nấu ăn hằng ngày: muối, hạt tiêu, đường…
- Chất hóa học như axit, clo lỏng…
- Các loại mỹ phẩm: sữa rửa mặt, nước cân bằng pH, dưỡng ẩm, kem chống nắng, son môi, dưỡng môi…
- Hóa chất công nghiệp
- Hóa mỹ phẩm thường ngày
- …
Nội dung chính của giấy chứng nhận COA
Những nội dung cần có trong giấy chứng nhận COA là:
- Hạn sử dụng: thể hiện ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm.
- Ngày thử lại: ngày doanh nghiệp cần mang mẫu sản phẩm đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại.
- Độ tinh khiết của mẫu
- Nồng độ dung dịch: giám sát các chỉ số như sai số, khoảng tin cậy, hệ số bao phủ.
- Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng việc so sánh nồng độ của mẫu thử với nồng độ tiêu chuẩn.
- Chứng nhận nguồn gốc: nhà sản xuất cần cung cấp thiết bị được sử dụng để truy xuất nguồn gốc.
- Phương pháp thực hiện thử nghiệm tiêu chuẩn
Quy định và nơi cấp giấy chứng nhận COA
Quy định cơ bản về COA
Những quy định cơ bản về giấy chứng nhận COA được thể hiện qua những thông tin dưới đây:
- Một giấy chứng nhận COA hợp lệ phải được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền phân tích đã được chỉ định.
- Việc phân tích thành phần có thể được tiến hành tại nhà máy hoặc kho hàng của đơn vị xuất khẩu.
- Thông tin có được trong quá trình phân tích tiến hành trên các mẫu sẽ đại diện cho tổng hàng hóa được xuất đi.
- Quá trình phân tích phải đảm bảo quy trình: lấy mẫu → quản lý mẫu thử → kiểm tra, phân tích → báo cáo kết quả → lưu giữ hồ sơ vật phẩm mẫu. Chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Lấy mẫu sản phẩm đại diện cho tổng hàng hóa cần phân tích.
Bước 2: Bảo quản, quản lý để đảm bảo thành phần, tính chất của mẫu thử được nguyên vẹn, không bị biến đổi. Đây là bước quan trọng để đảm bảo kết quả phân tích được chuẩn xác nhất.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra và phân tích thành phần. Người thực hiện kiểm nghiệm cần giám sát chất lượng của kết quả phân tích.
Bước 4: Báo cáo kết quả của quá trình kiểm tra phân tích.
Bước 5: Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tính nguyên vẹn và đầy đủ.
Đơn vị cung cấp giấy chứng nhận COA
Hiện nay, ở nước ta có những đơn vị, cơ quan có thẩm quyền phân tích và cung cấp giấy chứng nhận COA là:
- Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thủy Vùng 4
- Phòng kiểm nghiệm thuộc Công ty TNHH EUROFINS Sắc Ký Hải Đăng
- Phòng kiểm nghiệm thuộc Công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ
- Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2 Vinacontrol, TP HCM
- Viện Y Tế Cộng Đồng.
Nội dung chính của bài viết đã thể hiện rõ khái niệm giấy chứng nhận COA là gì? Mục đích, nội dung và nơi cấp giấy chứng nhận COA. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ về COA và những vấn đề liên quan đến chứng từ này.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.