Consignee là gì? Cách phân biệt giữa Shipper, Consignee và Notify Party

Consignee là gì? Cách phân biệt giữa Shipper, Consignee và Notify Party

Nội dung bài viết
()

Trong ngành xuất nhập khẩu có khá nhiều thuật ngữ chuyên môn, dễ dàng gây nhầm lẫn cho người chưa có kinh nghiệm. Trong một số chứng từ vận tải hàng hóa, thuật ngữ Consignee (hay viết tắt là Cnee) thường được nhắc đến, vậy Consignee là gì? Vai trò của Consignee như thế nào? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Consignee là gì? Tìm hiểu cách phân biệt Shipper, Consignee và Notify Party

Consignee là gì?

Consignee (viết tắt là Cnee) được hiểu là người nhận hàng hoặc là bên mua (buyer) trong tài liệu vận đơn đích danh. Theo đó, vận đơn đích danh sẽ ghi rõ tên tuổi, địa chỉ của người nhận hàng. Người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó. 

Còn trong trường hợp vận đơn vô danh, vận đơn không ghi rõ tên của người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều nhận hàng được.

Tóm lại, consignee có thể hiểu đơn giản người nhận hàng thực sự của một lô hàng.

Consignee là người nhận hàng cuối cùng
Consignee là người nhận hàng cuối cùng

Consignee đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu, việc điền đầy đủ thông tin của consignee sẽ giúp lô hàng được giao đến đúng địa chỉ, người bán (seller) cũng sẽ hoàn thành được các thủ tục giao lô hàng thuận lợi và chính xác. 

Một số lưu ý cần biết về Consignee 

  • Đối với vận đơn thông thường, thông tin của cnee sẽ cần đầy đủ bao gồm: họ tên của consignee, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email,…
  • Đối với hàng lẻ xuất, vai trò của người nhận hàng khá quan trọng, nên các công ty giao nhận hàng hóa sẽ hỏi khách hàng Consignee là cá nhân hay công ty. 
  • Đa số vận đơn vận tải hiện nay, Consignee cũng chính là Notify party. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể đọc thêm thông tin ở dưới.

Phân biệt giữa Consignee-Shipper và Seller-Buyer

Sau khi biết Consignee là gì thì nhiều người còn thắc mắc giữa Consignee – Shipper và Seller – Buyer được phân biệt như thế nào. Nếu bạn không nắm rõ các thuật ngữ này thì rất dễ sử dụng nhầm lẫn trong quá trình làm nghiệp vụ. 

  • Trong hợp đồng ngoại thương sẽ có 2 chủ thể rõ ràng là Seller (người bán) và Buyer( người mua) nhưng trong vận đơn vận tải thì sẽ là Shipper và Consignee 
  • Trong hợp đồng mua bán, người bán thường được gọi là Seller hay Export. Người mua sẽ là Buyer hay Import. 
  • Trong thanh toán thư tín dụng L/C, người bán được gọi là Beneficiary ( người thụ hưởng), còn người mua là Remitter nghĩa là người gửi tiền hoặc người thanh toán.
  • Trong vận đơn, người bán là Shipper và người mua là Consignee. 
  • Trong một số trường hợp khác, người mua không có khả năng nhập khẩu thì người mua sẽ thuê một công ty dịch vụ Forwarder đứng ra làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Người bán cần xác định rõ ràng với người mua để tránh xảy ra nhầm lẫn và sai sót không mong muốn xảy ra. 
Vị trí thông tin Shipper và Consignee trên vận đơn thực tế
Thông tin về Shipper Consignee trên vận đơn

Phân biệt Consignee và Notify Party 

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Notify Party chính là đơn vị được thông báo khi tàu cập cảng đích. Khi có thông báo, đơn vị này sẽ báo cho consignee đến nhận hàng.

Trong nhiều trường hợp thì Notify party cũng chính là Consignee. Hoặc Notify party ở đây được chuyển nhượng sang một consignee khác. 

Nhưng hiện nay, đa số Consignee chính là Notify party để tiết kiệm chi phí, cũng như giúp quá trình nhận hàng trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

Vị trí của Consignee và Notify party trên vận đơn
Vị trí của Consignee và Notify party trên vận đơn

Căn cứ vào sự sở hữu và tính chuyển nhượng mà mối quan hệ giữa Consignee và Notify sẽ cụ thể như sau: 

3.1 Nếu consignee là “ To order hay to order of shipper ..”

  • Notify party là công ty Forwarder C. FWD C có quyền nhận hàng, làm thủ tục thông quan hàng hóa và giao hàng cho Consignee tại địa điểm nhận hàng cuối cùng trước khi vận đơn ký hậu được giao
  • Notify party là công ty D. Khi đó, hàng cập bến cảng đích sẽ có thông báo hàng đến cho người nhận hàng cuối cùng luôn mà không thông qua bất kỳ bên nào khác nữa.

3.2 Nếu consignee là “ To order of bank…”

  • Notify party là công ty Forwarder C. FWD C sẽ nhận hàng, làm thủ tục thông quan hàng hóa, lấy hàng và giao cho Consignee tại địa điểm nhận hàng cuối cùng. 
  • Notify party là công ty D. Hàng cập bến cảng sẽ có thông báo hàng đến cho người nhận hàng cuối cùng. Consignee sẽ phải thanh toán cho ngân hàng một khoản nhất định ( đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán). Sau đó, consignee mới lấy được vận đơn ký hậu bản gốc để đi lấy hàng hóa tại cảng.

3.3 Nếu consignee là Company

  • Notify party là công ty Forwarder C. FWD C sẽ nhận hàng, làm thủ tục thông quan hàng hóa, lấy hàng và giao cho Consignee tại địa điểm nhận hàng cuối cùng. 
  • Notify party là “ Same as Consignee” .Trong trường hợp này, notify party không có thông tin cụ thể về bên nhận thông báo. Consignee trong trường hợp này phải thể hiện đầy đủ thông tin để liên lạc.

3.4 Nếu consignee là cá nhân 

  • Notify party là cá nhân. Trường hợp này có thể Cnee cũng có thể là shipper, khi đây là hàng hóa cá nhân. 
  • Notify party là công ty forwarder C. FWD C được ủy quyền để nhận hàng và thông quan hàng hóa cho consignee. 
  • Notify party là “ Same as cnee”. Nghĩa là không có thông tin cụ thể về bên nhận thông báo hàng. Consignee trong trường hợp này phải thể hiện đầy đủ thông tin để liên lạc.

Nói chung, tùy theo điều khoản của hợp đồng mua bán và tình hình của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các thuật ngữ phù hợp cho từng trường hợp riêng. 

Qua bài viết trên, bạn đọc đã có thông tin để trả lời câu hỏi Consignee là gì, cách phân biệt Consignee – Shipper, Seller- Buyer, đặc biệt là mối liên hệ giữa Consignee và Notify party. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cũng như gia tăng kiến thức nghiệp vụ của bạn. Để tìm hiểu thêm những nghiệp vụ khác về xuất nhập khẩu tham khảo ngay trên website Cargonow nhé.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...