CPT là gì? Hướng dẫn chi tiết điều kiện CPT trong Incoterms 2020

CPT là gì? Hướng dẫn chi tiết điều kiện CPT trong Incoterms 2020

Nội dung bài viết
()

CPT là gì? Đây có lẽ là một trong những điều kiện mà người nào làm trong Logistics cũng đều biết đến. Điều kiện CPT trong Incoterms 2020, là một điều kiện được các nhà xuất-nhập khẩu sử dụng rộng rãi. Vậy điều gì khiến đây là điều kiện được các bên mong muốn được áp dụng cho lô hàng của mình. Hãy cùng Cargonow tìm hiểu về CPT trong bài viết dưới đây nhé! 

CPT là gì

1. Tìm hiểu chi tiết về điều kiện CPT trong Incoterms 2020

1.1 CPT là gì?

CPT (viết tắt của Carriage Paid To) nghĩa là Cước phí trả tới. Trong Incoterms 2020, điều kiện CPT được hiểu là người bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đến ( nơi chỉ định thuộc nước người mua) và rủi ro sẽ được chuyển giao hoàn toàn khi người bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên (kho hãng bay, cảng tàu,..) . Khi người bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, rủi ro và chi phí phát sinh sẽ do người mua chịu trách nhiệm ( trừ trường hợp trong hợp đồng ký kết theo thỏa thuận khác).

1.2 Một số lưu ý về Điều Kiện CPT Trong Incoterms 2020

Có 2 điểm cần lưu ý về điều kiện CPT trong Incoterms 2020

  • Điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán là khi hàng hóa được giao cho bên vận chuyển đầu tiên ( là kho hãng bay, cảng tàu của nước xuất khẩu) 
  • Địa điểm giao hàng mà người mua thương lượng và ký kết hợp đồng với người bán là điểm đến của hàng hóa ( là cảng/ sân bay gần chỗ người nhập khẩu) 

1.3 Cách thể hiện Incoterms CPT trên hợp đồng ngoại thương 

Cách thể điều kiện CPT trong hợp đồng thương mại là: CPT [địa điểm cảng đích] Incoterms 2020

Ví dụ: CPT [Tokyo] Incoterms 2020. Nghĩa là người bán sẽ giao hàng cảng Tokyo của người mua. Người bán phải thuê tàu để vận chuyển hàng hóa đến Tokyo. Nhưng rủi ro và trách nhiệm chuyển giao cho người mua khi hàng được người bán giao đến cảng ICD tại nước người bán. 

2. Nghĩa vụ của người mua và người bán trong CPT Incoterms 2020

Đối với điều kiện CPT này thì nghĩa vụ của người mua và người bán sẽ được đưa ra như thế nào? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu dưới đây nhé! 

Nghĩa vụ người mua và người bán trong điều kiện CPT

2.1 Nghĩa vụ bên bán

  • Chuẩn bị hàng hóa đầy đủ đúng theo như hợp đồng đã ký kết
  • Giao hàng đúng thời gian quy định 
  • Chuẩn bị chứng từ, giấy tờ đầy đủ như hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, C/O (nếu có) …
  • Thuê vận tải thực hiện bốc hàng và giao hàng tới cảng đi
  • Thực hiện khai báo, thông quan lô hàng 
  • Thuê tàu vận chuyển hàng hóa đến cảng người mua
  • Gửi chứng từ gốc, đầy đủ giấy tờ cho người mua yêu cầu 
  • Thông báo cho người mua thời gian tàu chạy, thời gian hàng đến để người mua chuẩn bị 

2.2 Nghĩa vụ bên mua

  • Thanh toán tiền hàng cho người mua theo như hợp đồng đã ký kết  
  • Tiếp nhận thông tin hàng hóa từ người bán 
  • Kịp thời ra lấy hàng khi tàu cập bến 
  • Làm thủ tục thông quan, nhập khẩu lô hàng
  • Dỡ hàng và vận chuyển hàng từ cảng về kho người mua
  • Mua bảo hiểm hàng hóa nếu thấy cần thiết
  • Thông báo cho bên bán điểm đến chính xác, cung cấp thông tin cần thiết cho bên bán 
  • Chịu rủi ro và chi phí về hàng hóa từ khi hàng hóa được người bán giao cho bên vận chuyển đầu tiên 

3. Quy định về chi phí các bên trong CPT 

Về chi phí trong điều kiện CPT cũng là điều mà nhiều nhà xuất – nhập khẩu quan tâm. Dưới đây là phần chi trả mà người mua – người bán sẽ chịu trách nhiệm: 

3.1 Các chi phí do người mua chịu

  • Chi phí đóng gói và dán nhãn vận chuyển hàng hóa
  • Phí bốc hàng và vận chuyển từ kho đến cảng đi
  • Chi phí hải quan, thông quan hàng hóa đầu xuất
  • Trả phí local charge đầu xuất
  • Đóng thuế xuất khẩu 
  • Trả tiền cước thuê đơn vị vận chuyển ( cước biển/ cước hàng không) 

3.2 Các chi phí do bên bán phải chịu

  • Dỡ hàng và vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho 
  • Chi phí hải quan, thông quan hàng hóa đầu nhập
  • Trả phí local charge đầu nhập
  • Đóng thuế nhập khẩu
  • Chi phí mua bảo hiểm hàng hóa ( nếu có) 

4. So sánh điều kiện CPT và điều kiện CFR trong Incoterms 2020 

Để lựa chọn điều kiện CPT hay điều kiện CFR cho lô hàng của mình, bạn đọc có thể so sánh hai điều kiện để biết được những ưu và nhược điểm của từng điều kiện. Từ đó, căn cứ thêm vào tình hình doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn chính xác cho lô hàng của mình. Hãy cùng Cargonow phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 điều kiện CPT và CFR nhé! 

Giống nhau: 

  • Đều là điều kiện thuộc nhóm C
  • Bên bán thực hiện thủ tục xuất khẩu
  • Bên bán phải giao hàng từ kho đến cảng đi
  • Bên bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm 
  • Bên mua thực hiện thủ tục bên nhập khẩu
  • Bên mua phải giao hàng từ cảng đích về kho 

Khác nhau:

Tiêu chíCPTCFR 
Cách thức Carriage Paid To ( Cước phí trả tới ) Cost and Freight ( Tiền hàng và tiền cước) 
Chuyển giao rủi ro Rủi ro được chuyển giao khi người bán giao hàng cho đơn vị vận chuyển đầu tiênRủi ro được chuyển giao khi hàng hóa đã đến cảng đích ( cảng người mua) 
Phương thức Được dùng cho tất cả các phương thức đường biển, hàng không, đường bộ thủy nội địaChỉ sử dụng cho việc vận chuyển đường biển, đường thủy nội địa.
Sự khác nhau giữa điều kiện CPT và CFR

Qua phân tích ở trên, điều kiện CPT đa phần giống với điều kiện CFR chỉ khác nhau ở nơi chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán. Tùy thuộc vào tình hình khả năng của doanh nghiệp và mặt hàng hóa mà có thể lựa chọn phù hợp. Trong trường hợp cần hàng gấp phải đi hàng không thì người mua có thể chọn CPT, đi đường biển thì nên chọn CFR. 

5. Trách nhiệm mua bảo hiểm trong Incoterms 2020

Mặc dù trong điều kiện CPT, bảo hiểm không được đề cập đến và người bán không có trách nhiệm phải mua bảo hiểm hàng hóa. Nhưng khi người mua có nhu cầu mua bảo hiểm thì người bán cần phải hỗ trợ mua bảo hiểm( chi phí người mua chi trả) và cung cấp thông tin để người mua thực hiện mua bảo hiểm cho lô hàng. Khi lô hàng xảy ra tổn thất thì hỗ trợ với người mua để có thể nhận được bồi thường từ bên bảo hiểm. 

Trên đây, Cargonow đã giúp bạn trả lời câu hỏi điều kiện CPT là gì, thông tin chi tiết về nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên, so sánh điều kiện CPT với CFR trong Incoterms 2020. Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc. 

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...