Các thông tin về lệnh D/O – ED/O luôn được những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quan tâm. Đặc biệt với những người kinh doanh hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Để giải thích ngắn gọn, D/O và ED/O đều nói đến chi phí lệnh giao hàng.
Trong bài viết này, Cargonow sẽ trình bày đầy đủ thông tin về D/O cũng như các chi phí đi kèm với lệnh D/O. Nếu bạn còn chưa biết D/O là gì thì hãy dành thời gian đi qua những điểm quan trọng nhất cùng Cargonow nhé!
D/O là gì? Phí D/O là gì?
Thực chất D/O và ED/O là hai thuật ngữ tương đồng nhưng khác về phương thức (giấy & điện tử). D/O là viết tắt của từ Delivery Order.
- D/O là chứng từ do hãng tàu hoặc đơn vị Forwarder phát hành, có tác dụng nhận hàng. Doanh nghiệp nhập khẩu cần cung cấp lệnh D/O cho cơ quan giám sát tại kho hàng cảng đến để có thể đưa hàng ra khỏi kho, bãi.
PHÍ D/O : là khi người mua (người nhập khẩu) cần nộp một khoản phí nhất định để lấy lệnh D/O từ đó mới ra cảng để lấy hàng được, chi phí này sẽ tùy thuộc vào hãng tàu/ forwarder.
Các loại lệnh D/O hiện nay
Lệnh D/O có thể được phân loại theo tính chất (do Hãng Tàu phát hành; do Forwarder phát hành) hoặc phân loại theo hình thức (D/O giấy; ED/O điện tử).
Theo tính chất
- Lệnh D/O phát hành bởi hãng tàu yêu cầu người giữ hàng nhanh chóng bàn giao hàng hóa cho người nhận hàng. Phí D/O của hãng tàu cần gửi trực tiếp cho đơn vị đang giữ hàng. Điều kiện để nhận hàng là cần có lệnh D/O kèm hóa đơn gốc của lô hàng đó.
- Phí D/O do Forwarder phát hành cũng chỉ cần đóng một lần. Đây là lệnh giao hàng của các đơn vị vận chuyển phát cho đơn vị nhận hàng (người nhập khẩu/người mua). Lệnh D/O này cũng yêu cầu người giữ hàng nhanh chóng giao hàng hóa cho người nhận. Người nhận cần có các chứng từ liên quan đi kèm với lệnh D/O mới có thể nhận hàng.
Theo hình thức
ED/O là gì – ED/O chính là lệnh giao hàng điện tử. Hiện nay, hầu hết các hãng tàu và Forwarder đã chuyển sang phát hành lệnh D/O điện tử thay vì D/O giấy vì nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, nếu bên nhận hàng có nhu cầu được nhận lệnh giao hàng giấy thì vẫn có thể liên lạc với hãng tàu hoặc Forwarder phát hành.
Thông tin về lệnh D/O
Lệnh D/O – ED/O là chứng từ bắt buộc cần có trong quá trình nhận hàng nhập khẩu. Do đó, các nội dung trên lệnh D/O cần bảo đảm chính xác và đầy đủ. Thông tin về lệnh Delivery Order như sau:
- Tên hãng tàu vận chuyển hàng hóa.
- Hành trình của chuyến tàu vận chuyển lô hàng.
- Tên đơn vị nhận hàng.
- Tên cảng dỡ hàng hóa (cảng nhận).
- Thời gian hàng cập cảng
- Thông tin của hàng hóa.
- Các thông tin về trọng lượng, số lượng, thể tích… của lô hàng.
Quy trình lấy lệnh D/O trong giao nhận hàng hóa
Doanh nghiệp nhập khẩu có thể tiến hành lấy lệnh D/O – ED/O ngay khi chuyến tàu vừa cập bến. Quy trình lấy lệnh giao hàng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để lấy được lệnh D/O – ED/O. Bạn cần cung cấp các chứng từ sau để chứng minh đại diện cho doanh nghiệp đi nhận hàng:
- Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân của người phụ trách nhận hàng.
- Giấy giới thiệu
- Thông báo hàng đến
- Bản sao vận đơn hoặc vận đơn gốc có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (áp dụng với doanh nghiệp nhận đơn sử dụng L/C làm hình thức thanh toán).
Bước 2: Lấy lệnh D/O do hãng tàu hoặc Forwarder phát hành. Tùy thuộc vào điều kiện và chính sách mà doanh nghiệp có thể chọn D/O điện tử hoặc D/O giấy. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp 3 bản D/O để lấy hàng.
Các chi phí đi kèm với D/O
Trong quy trình lấy D/O doanh nghiệp nhận hàng không chỉ thanh toán phí D/O. Khi lấy lệnh D/O người mua cần trả thêm một số chi phí local charge khác như: phí vệ sinh Container, phí Handling, phí CFS, phí THC…
Tùy thuộc vào hãng tàu, loại hàng hóa và quãng đường vận chuyển mà các cước phí này có sự chênh lệch. Để thuận tiện cho việc kiểm tra, rà soát hóa đơn và chứng từ sau này, người mua được khuyên nên giữ lại các hóa đơn thanh toán.
Các lưu ý về phí D/O và lệnh D/O
Không phải lúc nào có lệnh D/O – ED/O cũng giúp doanh nghiệp nhận được hàng luôn: Trường hợp hãng tàu sử dụng thêm tàu phụ để vận chuyển đơn hàng thì doanh nghiệp sẽ phải có thêm lệnh nối Feeder. Đối với lệnh nối, người mua chỉ cần sử dụng bản sao là có thể lấy được hàng.
Trường hợp Forwarder là đại lý của hãng tàu : lệnh D/O do Forwarder phát hành có giá trị như lệnh D/O – ED/O do hãng tàu phát hành. Đối với hàng nguyên kiện trên Container thì phí D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng”. Trường hợp hàng hóa đã được hạ xuống thì phí D/O được đóng dấu là “hàng rút ruột”.
Trong thời gian đợi lệnh D/O, người nhập khẩu có thể làm thủ tục hải quan trước: Lệnh giao hàng không liên quan nhiều đến thủ tục nhập khẩu của bên hải quan. Để lấy được lệnh D/O nhanh nhất và tốn ít thời gian hơn doanh nghiệp nhận hàng có thể tranh thủ thời gian làm thủ tục với bên hải quan trước.
Trên đây là một số thông tin về D/O trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc như D/O là gì, ED/O là gì. Truy cập Cargonow để tìm hiểu thêm các thông tin tương tự về lĩnh vực này qua các bài viết khác nhé.
Tìm hiểu thêm: Manifest là gì?
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.