Trong số 11 điều kiện Incoterms 2020, DAP là một điều kiện có những đặc điểm riêng biệt và áp dụng được cho tất cả phương tiện vận tải. Vậy DAP là gì? Cách thức áp dụng DAP trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hãy cùng Cargonow tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về DAP qua bài viết dưới đây nhé!
Điều kiện DAP là gì?
Điều kiện DAP là gì? DAP (viết tắt của Delivery at Place) có nghĩa giao hàng tại nơi đến, là một trong những điều kiện phổ biến qua các bản Incoterms vì sử dụng được cho tất cả phương tiện vận tải.
Để hiểu rõ hơn, DAP có nghĩa là người bán sẽ chuyển giao hàng hóa và rủi ro cho người mua khi hàng đặt dưới quyền định đoạt của người mua. Đồng thời, phương tiện vận tải và hàng hóa sẵn sàng để dỡ xuống. Người bán chịu mọi rủi ro để đưa hàng hóa tới nơi quy định.
Người bán và người mua cần thống nhất, cân nhắc về địa điểm giao hàng cụ thể, chính xác nhất, bởi vì:
- Đó chính là địa điểm chuyển giao rủi ro và chi phí từ người bán sang người mua
- Người bán phải thuê vận tải chở hàng đến địa điểm này nên nếu nhầm lẫn sẽ gây mất thời gian và tổn thất cho cả hai bên.
Cách thể hiện điều kiện DAP trên hợp đồng ngoại thương: DAP [địa điểm giao hàng] Incoterms 2020
Ví dụ: DAP [123 Sinzen Road, China] Incoterms 2020: có nghĩa là bên người bán sẽ phải giao hàng đến địa điểm 123 Sinzen Road, China của người mua thì lúc đó người bán mới chuyển giao rủi ro và chi phí cho người mua.
Mọi thứ bạn cần biết về điều kiện DAP trong xuất nhập khẩu
Tại sao điều kiện DAP được áp dụng nhiều trong xuất nhập khẩu? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu mọi thông tin cần biết về điều kiện DAP dưới đây nhé!
2.1 Trách nhiệm của người bán
- Chuẩn bị hàng hóa đúng, đủ số lượng, chất lượng như thỏa thuận của hai bên
- Đóng gói và dán nhãn hàng hóa đầy đủ
- Giao hàng hóa đúng thời gian quy định
- Chuẩn bị giấy tờ, chứng từ theo quy định như hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, C/O (nếu có)…
- Thực hiện làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa
- Chi trả các chi phí xếp hàng, vận chuyển hàng tới cảng đi
- Phí local charge đầu xuất
- Đóng thuế xuất khẩu
- Chi phí chuyển phát chứng từ cho người mua
- Thuê phương tiện vận chuyển và trả cước
- Khi hàng đến cảng đích thì dỡ hàng và thuê phương tiện vận tải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo quy định tại hợp đồng thương mại
- Chi trả các chi phí phát sinh từ cảng đích đến địa điểm giao hàng
- Chi phí mua bảo hiểm nếu muốn phòng tránh rủi ro
2.2 Trách nhiệm của người mua
- Cung cấp thông tin chính xác để người bán làm chứng từ và vận chuyển hàng đến
- Trả tiền hàng hóa cho người bán theo hợp đồng ký kết
- Làm thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa
- Đóng phí local charge tại đầu nhập
- Đóng thuế nhập khẩu
- Nhận hàng hóa từ địa điểm giao hàng đã ký kết trong hợp đồng
- Chịu rủi ro cho hàng hóa từ địa điểm giao hàng đến kho người mua
- Chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí.
- Chi phí mua bảo hiểm nếu muốn phòng tránh rủi ro
2.3 Rủi ro trong điều kiện DAP
Rủi ro trong khi áp dụng điều kiện DAP là điều nhà xuất nhập khẩu nào cũng cần nắm rõ. Với DAP, rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao đến địa điểm giao hàng mà người mua đã thỏa thuận với người bán trước đó và được nêu rõ trong hợp đồng thương mại.
Người mua và người bán cần nắm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và chi phí để có thể áp dụng điều kiện DAP cho những lô hàng sắp tới.
2.4 Bảo hiểm trong điều kiện DAP
Bảo hiểm trong điều kiện DAP không yêu cầu bên nào phải mua. Tuy nhiên, hai bên cần thỏa luận và đưa ra phương án mua bảo hiểm, để có thể đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn đến người mua. Chi phí mua bảo hiểm có thể chia đôi giữa người mua với người bán hoặc theo thoả thuận giữa hai bên. Trong trường hợp cả hai thấy không cần thiết mua thì không cần phải mua bảo hiểm.
Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
So sánh điều kiện DAP và DAT trong Incoterms 2020
Có thể nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa điều kiện DAP và điều kiện DAT trong Incoterms, để tránh việc sử dụng sai điều kiện trong lô hàng. Hãy cùng Cargonow phân biệt 2 điều kiện này!
Sự giống nhau
- Đây đều là điều kiện giao hàng đến một địa điểm do người mua yêu cầu
- Người bán thực hiện đầy đủ thủ tục xuất khẩu
- Người mua thực hiện đầy đủ thủ tục nhập khẩu
- Áp dụng được hầu hết các phương thức vận chuyển
- Không yêu cầu bên nào phải mua bảo hiểm hàng hóa
Sự khác nhau
Tiêu chí | DAP | DAT |
Cách thức | Delivery at Place (Giao hàng tại nơi đến) | Delivery at Terminal (Giao hàng tại bến) |
Nơi chuyển giao rủi ro | Rủi ro được chuyển giao khi người bán giao hàng đến địa điểm mà người mua yêu cầu như bãi đất trống nhưng không phải kho của người mua | Rủi ro được chuyển giao khi người bán giao hàng đến địa điểm người mua yêu cầu như bến cảng, cầu, kho, bãi container,…. |
Dỡ hàng tại điểm giao hàng | Không chịu trách nhiệm dỡ hàng cho người mua, chỉ cần giao hàng đến | Cần dỡ hàng tại địa điểm người mua quy định |
Trên đây bài viết đã tổng hợp tất tần tật thông tin liên quan đến điều kiện DAP là gì, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như thế nào. Hi vọng bạn đọc sẽ có đủ thông tin hữu ích và lựa chọn điều kiện phù hợp cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tìm hiểu thêm: So sánh điều kiện DDP và điều kiện CIF?
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.