DDP là gì? Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và CIF trong Incoterms 2020

DDP là gì? Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và CIF trong Incoterms 2020

Nội dung bài viết
()

Một trong những điều kiện Incoterms 2020, trong đó phần lớn trách nhiệm và rủi ro thuộc về bên người bán, đó là DDP. Điều kiện DDP được sử dụng khá nhiều trong thương mại quốc tế nhưng nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi sử dụng. Hãy cùng Cargonow tìm hiểu cách vận dụng DDP như thế nào? 

DDP là gì

DDP là gì?

Khái niệm về DDP 

DDP là viết tắt của Delivery Duty Paid (Giao hàng đã trả thuế) là một điều khoản trong Incoterms 2020

Theo điều kiện DDP, người bán chịu trách nhiệm giao hàng hóa cho người mua tại nơi người mua chỉ định, đây cũng là nơi chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua. Người bán phải chịu tất cả mọi chi phí đến khi người mua nhận hàng kể cả thuế nhập khẩu và thủ tục thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu. Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển tới nơi quy định khi bên bán đã thanh toán cước phí và thuế. 

Ví dụ về DDP 

Trong hợp đồng thương mại có điều kiện giao hàng DDP thì sẽ được thể hiện như sau:

DDP [nơi đến theo quy định] Incoterms 2020

Ví dụ : DDP 3610 Ramble Creek Dr, Missouri City, TX 77459, USA Incoterms 2020

Với điều kiện DDP, người bán phải giao hàng đến 3610 Ramble Creek Dr, Missouri City, TX 77459, USA cho người mua, làm hết mọi thủ tục đóng thuế nhập khẩu, thuê vận tải từ cảng đích chở hàng đến địa điểm trên. Từ đó, rủi ro và chi phí sẽ chuyển giao cho người mua. 

Trách nhiệm trả chi phí trong điều kiện DDP 

Mỗi một điều kiện trong Incoterms lại quy định về chi phí của mỗi bên khác nhau, DDP quy định trách nhiệm chi phí như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong điều kiện DDP

Các chi phí do người bán chịu

  • Các chi phí liên quan việc đóng gói hàng hóa, dán nhãn vận chuyển
  • Chi phí về việc xếp hàng và thuê vận tải chở hàng từ kho đến cảng đi
  • Chi phí cho chuẩn bị chứng từ vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy hun trùng, giấy kiểm dịch (nếu có)..
  • Chi phí về việc thông quan hàng hóa, thủ tục xuất khẩu
  • Đóng thuế xuất khẩu 
  • Tiền cước thuê phương tiện vận chuyển 
  • Đóng thuế nhập khẩu 
  • Chịu chi phí vận chuyển hàng từ cảng đích đến địa điểm giao hàng chỉ định trong hợp đồng
  • Chịu chi phí dỡ hàng tại địa điểm giao hàng (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên) 

Các chi phí do người mua chịu

  • Trả tiền hàng theo hợp đồng thương mại đã ký 
  • Chịu chi phí phát sinh từ khi nhận hàng ở địa điểm giao hàng
  • Chi phí dỡ hàng tại địa điểm nhận hàng ( nếu không thỏa thuận trong hợp đồng) 

Nghĩa vụ khi áp dụng DDP Incoterms 2020

Nghĩa vụ của từng bên trong DDP sẽ giúp khách hàng lựa chọn điều kiện giao hàng phù hợp với lô hàng sắp tới:

Nghĩa vụ của bên bán

  • Chuẩn bị hàng hóa đúng, đủ số lượng theo yêu cầu của hợp đồng đã ký kết
  • Giao hàng hóa từ kho đến cảng đi 
  • Chuẩn bị chứng từ cần có kèm theo hàng như là Hóa đơn thương mại, Packing list, Vận đơn, C/O,..
  • Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu (nếu cần)
  • Làm thủ tục xuất khẩu và thông quan hàng hóa đầu xuất
  • Đưa hàng hóa lên phương tiện vận chuyển tới cảng đích 
  • Làm thủ tục nhập khẩu và thông quan hàng hóa đầu nhập
  • Giao hàng đến địa điểm chỉ định của người mua yêu cầu 

Nghĩa vụ của bên mua

  • Nhận hàng từ bên bán giao hàng đến địa điểm chỉ định 
  • Giúp người mua các chứng từ cần có để nhập khẩu hàng tại nước người mua
  • Chịu mọi rủi ro từ khi nhận hàng từ người bán 

Trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa trong DDP Incoterms

Trong điều kiện DDP không yêu cầu bên nào phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm. Người bán cần cung cấp thông tin cần thiết hoặc mua bảo hiểm nếu người mua có nhu cầu mua bảo hiểm. Trong điều kiện này, có thể thấy bên người bán sẽ có rủi ro nhiều hơn khi chịu trách nhiệm vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu đến địa điểm giao hàng chỉ định tại nước người nhập khẩu. 

Tìm hiểu thêm: Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất

So sánh điều kiện DDP và điều kiện CIF trong Incoterms 2020

Điều kiện DDP và điều kiện CIF đều là những điều kiện được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu bạn có đang phân vân giữa 2 điều kiện này thì cùng tham khảo bảng phân tích dưới đây nhé:

Tiêu chí CIF DDP 
Định nghĩa Cost, Insurance and Freight là chi phí, bảo hiểm và tiền cước Delivery Duty Paid là Giao hàng đã trả phí 
Trách nhiệm của người bánNgười bán hàng sẽ chịu trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.Người bán chịu trách nhiệm giao hàng hóa và chịu mọi chi phí đến địa điểm người mua chỉ định theo hợp đồng 
Trách nhiệm của người muaNgười mua chịu trách nhiệm và rủi ro khi nhận hàng từ cảng đích, làm thủ tục nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa từ cảng đích về kho của mình. Nhận hàng từ địa điểm giao hàng như thỏa thuận, chịu trách nhiệm và rủi ro từ khi lấy hàng 
Nơi chuyển giao rủi ro Tại cảng đích của người mua Tại địa điểm giao hàng người mua thỏa thuận trong hợp đồng
Trách nhiệm bảo hiểm Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm Không yêu cầu bên nào có trách nhiệm mua bảo hiểm 
Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và CIF

Qua bài viết, Cargonow đã giải thích chi tiết về điều kiện DDP là gì? Trách nhiệm và chi phí của mỗi bên khi tham gia vào điều kiện này. Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và CIF để quý khách có thêm lựa chọn cho lô hàng sắp tới. Hi vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích. 

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...