Điều kiện DDU là gì và ảnh hưởng của DDU trong giao thương quốc tế? Trong Incoterms 2020, hai điều kiện DDP và DDU có gì khác nhau? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
DDU là gì trong xuất khẩu?
DDU viết tắt của Delivery Duty Unpaid, là “Giao hàng chưa trả thuế”, một trong những điều kiện được sử dụng nhiều trong xuất nhập khẩu. Theo điều kiện DDU:
- Người bán sẽ chịu mọi trách nhiệm và rủi ro cho đến khi chuyển giao hàng hóa cho người mua tại địa điểm giao hàng. Vấn đề nộp thuế sẽ do bên người mua thực hiện.
Những điều bạn cần biết về điều kiện DDU trong Incoterms 2020
Cùng tìm hiểu nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia vào điều kiện DDU dưới đây nhé!
2.1 Nghĩa vụ của người mua
- Thực hiện thanh toán tiền hàng theo như hợp đồng đã ký kết
- Hỗ trợ thông tin theo yêu cầu của người bán để đảm bảo thủ tục xuất/nhập khẩu
- Đóng thuế nhập khẩu
- Nhận hàng hóa từ địa điểm giao hàng
- Chịu chi phí dỡ hàng tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng
- Chịu trách nhiệm và rủi ro từ khi nhận hàng từ người bán
- Chịu toàn bộ chi phí phát sinh từ khi nhận hàng hóa
2.2 Nghĩa vụ của người bán
- Thực hiện đóng gói hàng hóa và dán nhãn vận chuyển
- Chuẩn bị chứng từ đầy đủ để làm các thủ tục cần thiết: Vận đơn, hóa đơn thương mại, packing list, C/O nếu có
- Chịu chi phí xếp hàng và thuê vận tải chuyển hàng từ kho ra cảng đi
- Thực hiện thủ tục hải quan ở đầu xuất khẩu, đóng chi phí hải quan liên quan
- Đóng thuế xuất khẩu
- Thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa và chịu chi phí cước vận chuyển
- Làm thủ tục hải quan đầu nhập khẩu, đóng chi phí hải quan liên quan
- Thuê phương tiện vận tải chở hàng hóa từ cảng đích tới địa điểm giao hàng theo thỏa thuận trên hợp đồng
- Chịu toàn bộ trách nhiệm và rủi ro cho đến khi người bán nhận được hàng hóa
2.3 Khi nào nên dùng điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu?
Mỗi điều kiện sẽ những lợi ích riêng để doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng cho lô hàng. Thực tế, điều kiện DDU có thể cân đối cơ bản trách nhiệm, nghĩa vụ của người bán và người mua trong quá trình xuất nhập khẩu. Nếu người bán chịu rủi ro trong vận chuyển và chi trả các chi phí liên quan thì người mua cũng chịu trách nhiệm trong việc đóng thuế và chịu chi phí liên quan.
- Với những người mua có ít kinh nghiệm trong nhập khẩu, sử dụng điều khoản DDU sẽ giúp việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đơn giản hơn khi có bên bán đã lo liệu và làm thủ tục cho bên mua.
Ngoài ra, điều kiện giao hàng DDU còn giúp cả phía bán và phía mua tiết kiệm khá nhiều chi phí. Theo đó, người bán sẽ đỡ gánh nặng
2.4 Trách nhiệm mua bảo hiểm
Trong điều kiện DDU, trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa không yêu cầu bên nào phải chịu trách nhiệm. Nhưng hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng để tiến hành mua nếu cần thiết. Trong trường hợp điều kiện DDU, người bán chịu trách nhiệm và rủi ro giao hàng đến địa điểm giao hàng, người bán nên cân nhắc mua bảo hiểm để tránh tổn thất trong quá trình vận chuyển đường dài như vậy.
Tìm hiểu thêm: Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa hiện nay
Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và DDU là gì?
Điều kiện DDP và DDU đều thuộc trong nhóm D của Incoterms 2020, hai điều kiện này khá giống nhau nên sẽ có nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Cùng Cargonow tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 điều kiện này nhé!
Tiêu chí | DDP | DDU |
Khái niệm | Delivery Duty Paid nghĩa là giao hàng trả thuế | Delivery Duty Unpaid nghĩa là giao hàng chưa trả thuế |
Trách nhiệm bên mua | Người mua thực hiện nhận hàng tại địa điểm giao hàng như thỏa thuận và chịu rủi ro từ khi nhận hàng hóa | Người mua thực hiện nhận hàng tại địa điểm giao hàng như thỏa thuận và chịu rủi ro từ khi nhận hàng hóa và chịu trách nhiệm đóng thuế nhập khẩu cho lô hàng |
Trách nhiệm bên bán | Người bán thực hiện trách nhiệm giao hàng hóa từ bên bán đến địa điểm giao hàng như thỏa thuận trong hợp đồng, chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và đóng thuế nhập khẩu thay cho bên mua, rủi ro được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đến tay người mua tại địa điểm giao hàng | Người bán thực hiện trách nhiệm giao hàng hóa từ bên bán đến địa điểm giao hàng như thỏa thuận trong hợp đồng, chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu thay cho bên mua, rủi ro được chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đến tay người mua tại địa điểm giao hàng |
Tốc độ giải phóng hàng hóa | Nhanh hơn điều kiện DDU | Lâu hơn vì phụ thuộc vào người mua trả thuế đầu nhập |
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết thông tin về điều kiện DDU trong Incoterms 2020. Bài viết đã giải đáp về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. Sự khác nhau giữa điều kiện DDP và DDU. Hi vọng bài viết mang thông tin hữu ích đến bạn.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.