ETD/ETA là hai thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Logistics. Cũng bởi vì thế mà nhiều người thường nhầm lẫn ETD và ETA với nhau.
Trong bài viết này, Cargonow sẽ cùng độc giả tìm hiểu ETD là gì, ETA là gì, và cách phân biệt hai thuật ngữ này trong giao nhận hàng hóa nhé.
ETD là gì ?
ETD là viết tắt của Estimated Time Of Departure có nghĩa là ngày khởi hành dự kiến. Thuật ngữ này căn cứ vào thông tin hành trình của phương tiện vận chuyển để dự kiến thời gian hãng tàu xuất phát.
Mục đích đề ra thuật ngữ ETD là gì?
Sử dụng ETD và ETA giúp cá nhân/doanh nghiệp XNK hoặc các Forwarder nhận hàng có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng vận chuyển của lô hàng chính xác hơn. Từ đó điều chỉnh các kế hoạch nhận hàng, vận chuyển, kinh doanh đơn hàng phù hợp.
ETA là gì ?
Estimated Time Of Arrival là tên đầy đủ của thuật ngữ ETA, chỉ thời gian dự kiến phương tiện vận chuyển cập cảng chỉ định. Thời gian ước tính sẽ bao gồm ngày, giờ phương tiện vận chuyển đến điểm cuối của hành trình giao hàng. Mục đích đề ra thuật ngữ ETA là gì cũng giống như ETD.
Ví dụ: Một đơn hàng xuất phát từ cảng Prince (Canada) có ETD là ngày 15/03/2022. Người ta ước tính chuyến tàu vận chuyển sẽ đến cảng chỉ định Hải Phòng vào 10-15 ngày sau. Như vậy ETA trong trường hợp này ngày sớm nhất là 25/03/2022.
Vai trò của thuật ngữ ETA và ETD trong Logistics
Trong Logistics, ETD/ETA có tầm quan trọng nhất định. Một số vai trò chính của hai thuật ngữ này như sau:
- Đảm bảo đơn hàng được giao đúng thời hạn dự kiến. Điều này giúp đơn vị gửi hàng và nhận hàng có các phương án phù hợp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Giúp các cảng sắp xếp lịch trình di chuyển cho phương tiện phù hợp, điều hành lưu thông giao thông hiệu quả. Hạn chế tình trạng tắc nghẽn, thiếu nguồn lực làm việc tại cảng xuất phát/chỉ định.
- Duy trì uy tín thương hiệu của các công ty giao hàng với doanh nghiệp gửi hàng, nhận hàng.
- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do quá tải phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Cách phân biệt thuật ngữ ETA và ETD trong giao nhận hàng hóa
Hai thuật ngữ ETD/ETA thường đi cùng với nhau trong giao nhận hàng hóa nên dễ gây nhầm lẫn. Bạn có thể phân biệt ETA và ETD dựa theo bảng dưới đây.
Vì ETD/ETA trong giao nhận hàng hóa đều chỉ là thời gian ước tính. Do đó doanh nghiệp nên có các phương án phòng ngừa đơn hàng không xuất phát/ đến nơi đúng thời điểm dự tính.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ETD và ETA trong Logistics
Một điểm chung của ETD/ETA trong Logistics là đều có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan. Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dự kiến xuất phát và cập cảng như:
- Loại phương tiện vận chuyển lô hàng: Mỗi phương tiện sẽ có tốc độ, quãng đường và chế độ di chuyển khác nhau. Chẳng hạn như máy bay sẽ bay liên tục từ cảng xuất phát đến cảng cuối được chỉ định. Trong khi nếu sử dụng xe để vận chuyển thì sẽ mất thời gian đi qua các trạm trung chuyển, đổ xăng, nghỉ giữa đường…
- Điều kiện thời tiết trong chuyến đi: Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến tốc độ di chuyển của phương tiện vận chuyển. Trong trường hợp xấu như gặp bão, lốc xoáy… phương tiện có thể phải hoãn di chuyển.
- Khối lượng hàng hóa của lô hàng vận chuyển: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ETD/ETA. Hàng hóa có trọng lượng lớn, cồng kềnh thì thời gian di chuyển cũng lâu hơn. Đặc biệt nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải đường bộ.
- Loại hàng hóa vận chuyển: Tùy thuộc vào loại hàng hóa của lô hàng tốc độ di chuyển hay quãng đường vận chuyển có sự khác nhau.
Trên đây là một số thông tin về ETD và ETA trong giao nhận hàng hóa. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi ETD là gì, ETA là gì và phân biệt được hai thuật ngữ này. Nắm vững các thuật ngữ trong Logistics giúp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuận lợi hơn.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.