FAS là gì? Tìm hiểu chi tiết FAS trong Incoterms 2020

FAS là gì? Tìm hiểu chi tiết FAS trong Incoterms 2020

Nội dung bài viết
()

FAS là một thuật ngữ trong điều kiện giao hàng quốc tế Incoterms 2020. Trong đó điều kiện FAS quy định các điều khoản mà người mua và người bán cần có trách nhiệm thực hiện. Để tìm hiểu cụ thể FAS là gì và nội dung chi tiết của FAS như thế nào hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

FAS là gì

Điều kiện FAS là gì?

FAS là một trong 11 điều kiện của Incoterms 2020 thuộc nhóm F, viết tắt của Free Alongside Ship. Có thể hiểu FAS theo nghĩa giao dọc mạn tàu (tại vị trí cảng bốc hàng chỉ định). Tức là hàng hóa được xác nhận giao cho người mua khi đã được đặt dọc mạn tàu thỏa thuận theo hợp đồng (trên cầu cảng hoặc xà lan).

Vai trò của FAS trong xuất nhập khẩu hàng hóa cho biết các trách nhiệm, nghĩa vụ, chi phí và các rủi ro tương ứng trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế từ người bán sang người mua. Rủi ro về việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa từ thời điểm hàng đã được xếp lên mạn tàu sẽ do người mua chịu trách nhiệm. 

Hướng dẫn chi tiết FAS trong Incoterms 2020

Hiểu rõ các nội dung của FAS để quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.

Trách nhiệm của mỗi bên trong điều kiện FAS

Người vụ của người bán

Người bán cần cung cấp hóa đơn thương mại và hàng hóa theo các thỏa thuận đã đề cập trong hợp đồng. Nghĩa vụ của người bán cụ thể như sau:

  • Người bán giao hàng bằng cách đặt hàng dọc mạn tàu người mua chỉ định. Thời gian giao hàng trong ngày tàu cập cảng hoặc trong thời hạn đã được thỏa thuận trước.
  • Người bán chịu mọi rủi ro về hư hỏng hay mất mát hàng hóa cho đến khi đã xếp hàng lên mạn dọc tàu chỉ định.
  • Người bán không cần ký kết hợp đồng vận tải nhưng cần hỗ trợ người mua nếu người mua yêu cầu và chịu toàn bộ rủi ro, chi phí. Khi người bán hỗ trợ người mua ký kết hợp đồng vận tải cần dựa trên các điều khoản phù hợp với quy định.
  • Người bán cần cung cấp cho người mua các chứng từ vận tải, làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Người bán chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, số lượng, đóng gói sản phẩm và thực hiện các thủ tục cần thiết để giao hàng. Người bán cần ký hiệu hàng hóa theo phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý về cách đóng hàng và ký hiệu riêng.
  • Người bán có nghĩa vụ thông báo cho người mua tất cả thông tin cần thiết giúp người mua thuận lợi nhận hàng.

Người vụ của người mua

Nghĩa vụ của người mua là nhận hàng, thanh toán tiền hàng và xử lý các vấn đề theo quy định của hợp đồng. Nghĩa vụ của người mua trong FAS cụ thể như sau:

  • Người mua nhận hàng theo hình thức giao hàng dọc mạn tàu. Kể từ thời điểm hàng hóa được giao dọc mạn tàu, mọi rủi ro như mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ do người mua chịu trách nhiệm.
  • Người mua phải tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa cho đến khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển ký kết bởi người mua.
  • Người mua cần hỗ trợ người bán khi được yêu cầu như việc cung cấp thông tin hay lấy các chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục thông quan.
  • Người mua có trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu như giấy phép quá cảnh/nhập khẩu, giám định hàng hóa, chứng từ kiểm tra an ninh…
  • Người mua cần thông báo với người bán các thông tin về quy định an ninh vận chuyển, địa điểm xếp hàng, tên phương tiện vận chuyển và thời gian giao hàng.
Chi phí mỗi bên chịu trong điều kiện FAS

Chi phí người bán chịu

Người bán cần chi trả mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi giao cho người mua, trừ các khoản quy định người mua trả theo như hợp đồng.

  • Chịu chi phí đóng gói , kiểm tra hàng hóa
  • Chi phí thuê vận tải chuyển hàng từ kho đến mạn tàu tại cảng đi
  • Chi phí thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa đầu xuất
  • Phí local charges đầu xuất
  • Chi phí chuẩn bị chứng từ liên quan

Chi phí người mua chịu 

Người mua cần thanh toán tiền hàng cho người bán theo đúng thỏa thuận của hợp đồng thương mại. Mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao đều do người mua chịu.

  • Chịu chi phí để nhận chứng từ làm thủ tục nhập khẩu
  • Chịu phí thuê phương tiện chuyên chở để lấy hàng từ mạn tàu
  • Chịu phí bốc xếp hàng từ mạn tàu lên phương tiện chuyên chở
  • Chi phí thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa đầu nhập
  • Phí local charges đầu nhập
  • Phí bảo hiểm hàng hóa nếu có

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện FAS 

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện FAS

Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết với bên bán bảo hiểm, theo đó người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường nếu hàng hóa xảy ra vấn đề trong quá trình vận chuyển. Vai trò của bảo hiểm trong điều kiện FAS Incoterms 2010 chỉ có tác dụng giảm thiểu tổn thất khi sự cố xảy ra chứ không thể ngăn chặn rủi ro.

Điều kiện FAS trong Incoterm 2010 quy định người bán và người mua không có nghĩa vụ mua hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Nhưng nếu người mua yêu cầu và cam kết chịu rủi ro chi phí thì người bán cần hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết. 

Một số lưu ý khi sử dụng điều kiện FAS

Khi sử dụng điều kiện FAS trong xuất nhập khẩu, để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Điều kiện FAS chỉ áp dụng đối với vận chuyển đường biển, đường thủy nội địa. Đối với đường hàng không, đường bộ không sử dụng điều kiện này
  • FAS thường dùng cho hàng quá khổ, hàng rời, không thể đóng vào container. Hàng lỏng cũng có thể áp dụng điều kiện này
  • Bên mua và bên bán nên thống nhất địa điểm giao hàng cụ thể và chính xác vì thời gian xe hàng của người bán ở cảng quy định trong thời gian hạn chế.

Trên đây là một số thông tin về điều kiện giao hàng FAS trong Incoterms. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nghĩa vụ và chi phí người mua và người bán cần chịu trách nhiệm khi giao hàng quốc tế theo điều kiện FAS. Tham khảo các bài viết khác trên Website để tìm hiểu thêm về nội dung xuất nhập khẩu nhé.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...