FCA là gì? Điều kiện FCA được áp dụng như thế nào?

FCA là gì? Điều kiện FCA được áp dụng như thế nào?

Nội dung bài viết
()

FCA là thuật ngữ thuộc nhóm các điều kiện Incoterms, thường được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Điều kiện thương mại quốc tế FCA quy định các vấn đề liên quan đến người mua và người bán khi làm các giao dịch hàng hóa quốc tế. Cùng Cargonow tìm hiểu FCA là gì và nội dung chi tiết của FCA qua bài viết dưới đây!

FCA là gì

FCA là gì?

FCA là từ viết tắt của thuật ngữ Free Carrier, có nghĩa là giao cho người chuyên chở. Địa điểm giao hàng có thể là kho người bán, sân bay hoặc cảng đi.  Cùng với FOB, CFR, CIF… thì FCA là một trong các điều kiện thương mại quốc tế nhóm F thông dụng. Có thể áp dụng FCA trong vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt.

Cách thể hiện của điều kiện FCA trên hợp đồng ngoại thương:

FCA [địa điểm giao hàng chỉ định] Incoterm 2020

Chẳng hạn địa điểm giao hàng được người mua chỉ định tại cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng có địa chỉ ở số 168 Nguyễn Sinh Sắc, phường Hòa Minh. FCA của hợp đồng ngoại thương này sẽ được thể hiện như sau: FCA 168 Nguyen Sinh Sac, District Hoa Minh, Da Nang, Viet Nam Incoterms 2020.

Nội dung của điều kiện FCA trong Incoterms 2020 

Nội dung của FCA Incoterms 2020 là gì có khác với nội dung trong Incoterms 2010?  Điều kiện FCA trong Incoterms 2020 quy định rõ người bán có trách nhiệm giao hàng cho người mua tại địa điểm chỉ định. Theo đó, người bán cần đóng gói, vận chuyển và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở được người mua Booking. 

Chẳng hạn, nếu bạn có đơn hàng xuất khẩu vận chuyển từ cảng Hải Phòng đến cảng Hong Kong. Thì bạn trong vai trò người xuất khẩu (người bán) cần chịu trách nhiệm đưa hàng đến cảng ICD gần cảng chính  (do người nhập khẩu chỉ định) an toàn.

FCA Terms áp dụng cho mọi phương thức vận tải, địa điểm giao hàng phải được thống nhất từ các bên liên quan. Đơn hàng sẽ do người bán chịu trách nhiệm thông quan tại cảng xuất khẩu. Đối với những địa điểm không nhập khẩu không có cảng biển hay khu vực kho bãi lấy hàng thì cần phát hành vận đơn có dấu On-board.

Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Theo quy định của điều kiện Incoterms FCA, người bán và người mua đều có các trách nhiệm và nghĩa vụ riêng.

trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong điều kiện FCA

Trách nhiệm của người mua 

Trong hợp đồng FCA, người mua (bên nhập khẩu) có trách nhiệm Booking vận tải với đơn vị giao hàng. Cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua theo FCA như sau:

Trách nhiệmNội dung theo điều khoản FCA
Nghĩa vụ chungNgười mua (bên nhập khẩu) cần thanh toán tiền hàng đầy đủ theo hợp đồng thương mại đã ký.
Địa điểm giao hàngNgười mua nhận hàng tại địa điểm và thời gian giao hàng đã thỏa thuận.
Rủi ro Chịu trách nhiệm về các rủi ro, thiệt hại của đơn hàng kể từ thời điểm hàng được giao.
Vận chuyểnChịu trách nhiệm toàn bộ trong việc ký kết, chi trả chi phí hợp đồng với đơn vị vận chuyển để đưa hàng về kho.
Bảo hiểmKhông có nghĩa vụ với bảo hiểm hàng hóa nhưng nếu thấy cần thiết thì nên mua để tránh tổn thất. 
Chứng từSử dụng chứng từ để kiểm tra, xác nhận đơn hàng. Trong trường hợp cần yêu cầu thêm chứng từ, người mua cần hướng dẫn người vận chuyển chuẩn bị.
Thông quan hàng hóa Làm thủ tục và trả phí thông quan tại đầu nhập khẩu 
Kiểm tra đơn hàngGiám sát và yêu cầu bên bán giao đầy đủ hàng theo hợp đồng ký kết 
Chi phíChịu mọi chi phí như tiền hàng theo hợp đồng, thuế nhập khẩu, cước vận chuyển, phí dỡ hàng, các chi phí rủi ro, hoàn phí nếu không nhận hàng.
Thông báoThông báo về đơn vị vận chuyển, phương thức vận chuyển, địa điểm và thời gian nhận hàng.

Trách nhiệm của người bán

Trách nhiệm của người bán trong theo giá FCA như sau:

Trách nhiệmNội dung theo điều khoản FCA
Nghĩa vụ chungTrách nhiệm giao hàng đầy đủ, chứng từ hàng hóa như là hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, C/O nếu có …
Địa điểm giao hàngGiao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận với người mua. Nếu người mua không chỉ định địa điểm giao hàng thì người bán sẽ giao hàng theo ý kiến của đơn vị vận chuyển hoặc tại thời điểm xếp dỡ hàng hóa.
Rủi roChịu mọi rủi ro về đơn hàng cho đến khi hoàn thành việc đặt hàng tại địa chỉ và thời gian chỉ định.
Vận chuyểnNgười bán ký kết hợp đồng với đơn vị vận chuyển nếu được yêu cầu, cung cấp mọi tài liệu cần thiết về quá trình vận chuyển. Người bán không có trách nhiệm với việc chi trả hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
Bảo hiểmKhông có nghĩa vụ mua bảo hiểm nhưng nếu được yêu cầu thì cần hỗ trợ người mua mua bảo hiểm hàng hóa.
Chứng từChứng từ liên quan đến đơn vị vận chuyển và kết quả giao hàng.
Thông quan hàng hóaLàm thủ tục và trả phí hải quan đầu xuất khẩu.
Kiểm tra đơn hàngCần kiểm tra số lượng, trọng lượng, đóng gói, dán nhãn vận chuyển theo quy định.
Chi phíChịu mọi chi phí cho đến khi đơn hàng đến địa chỉ giao hàng. Như phí xuất khẩu, phí làm thủ tục xuất khẩu, phí chuyển phát chứng từ, phí kiểm tra sản phẩm,…
Thông báoThông báo kết quả giao hàng cho bên mua.

Khi nào chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán

Trách nhiệm giao hàng của người bán (đơn vị xuất khẩu) được chấm dứt tại các thời điểm dưới đây.

Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường sắt

Hàng hóa cần được bốc lên tàu nên người bán cần chịu trách nhiệm xếp hàng lên tàu nếu vận chuyển bằng đường sắt. Như vậy, hàng hóa sẽ do nhân viên quản lý đường sắt tiếp nhận và chịu trách nhiệm. Trong trường hợp hàng hóa không được chứa bằng các Container thì trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt khi có đơn vị ủy quyền, thu gom.

Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ

Trong trường hợp hàng hóa được giao tại xưởng, người bán phải bốc hàng lên Container/ xe tải thì trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt ngay khi hàng đã ở trên đơn vị vận tải. Trong FCA Incoterms 2010, việc giao hàng hoàn thành khi hàng hóa giao cho đơn vị vận chuyển hoặc được ủy thác vận chuyển.

Khi hàng được vận chuyển bằng đường biển

Đơn hàng được vận chuyển bằng đường biển khi hàng Full Container. Các đơn hàng này cần chuyển đến khu vực ICD của cảng, chuyển giao rủi ro tại thời điểm Container tiến vào cảng ICD, tức là hàng hóa đã được thông quan. Đối với hàng LCL người bán cần mang đến kho CFS.

Nếu hàng hóa thất lạc ở khu vực cảng thì trách nhiệm thuộc về bên người mua.

Người bán không có trách nhiệm dỡ hàng từ xe vận tải/container tại ICD này.

Khi hàng được vận chuyển bằng đường hàng không

Người bán chỉ cần giao hàng đến kho TCS, ALS, DHL, FEDEX, … để giao cho hãng bay là người bán hết trách nhiệm.

Người bán không chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng xuống kho của sân bay. Hay là mọi thất thoát hàng hóa tại kho sân bay không liên quan gì tới người bán.

Ưu nhược điểm của FCA

Điều kiện FCA trong Incoterms có những ưu, nhược điểm sau:

Điều kiện FCA 
Ưu điểm Người bán (đơn vị xuất khẩu) có thể nâng giá trị đơn hàng bởi những chi phí cần chi trả khi thực hiện trách nhiệm người bán.
Người mua nắm rõ được tiến trình và chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa. Nhờ đó chi phí sẽ không bị bên bán nâng giá quá cao.
Nhược điểmNgười mua cần chịu nhiều trách nhiệm trong quá trình giao hàng hơn.

So sánh điều kiện FCA và FOB?

Sự khác biệt giữa điều kiện FOB và FCA

FOB cũng là một điều kiện thuộc nhóm F trong Incoterms. Cả FCA và FOB đều quy định người bán được miễn trách nhiệm từ khi hàng hóa đến cảng bốc hàng. Tuy nhiên, cả hai điều kiện này vẫn có sự khác nhau.

  • Về phương thức vận tải: FCA áp dụng cho mọi phương thức vận tải quốc tế, bao gồm cả hình thức vận chuyển đa thức. Trong khi đó, FOB chỉ áp dụng cho vận tải đường biển.
  • Về địa điểm giao hàng: Trong FCA hàng hóa được giao đến địa điểm, phương tiện bên mua sắp xếp. Điều kiện FOB quy định hàng hóa được giao tại tàu hàng người mua chỉ định.
  • Địa điểm chuyển giao rủi ro: Người mua FCA chịu trách nhiệm với đơn hàng khi hàng đã được giao. Trong khi đó, người mua FOB phải chịu trách nhiệm với đơn hàng ngay khi hàng được xếp qua lan can tàu.

Trên đây là một số thông tin về FCA là gì bài viết đã chia sẻ tới bạn. Giao nhận hàng hóa quốc tế sử dụng điều kiện FCA thuận lợi hơn so với FOB, đặc biệt là khi chuyển hàng bằng đường hàng không. Tham khảo thêm các bài viết khác để tìm hiểu về các thuật ngữ thường dùng trong xuất nhập khẩu nhé.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...