FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL

FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL

Nội dung bài viết
()

FCL và LCL là hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Người ta sử dụng FCL và LCL để chỉ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có được xếp đầy hay ít hơn không gian thùng xe container. Hãy nghiên cứu bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu LCL và FCL là gì? Những điểm khác nhau giữa hàng FCL và LCL.

FCL là gì

Hàng FCL là gì? Hàng LCL là gì?

Khái niệm FCL

FCL trong xuất nhập khẩu là gì? FCL – Full Container Load dùng để chỉ lô hàng nguyên container. Như tên gọi của nó, đây là một lô hàng chiếm toàn bộ không gian của một container mà không cần phải chia sẻ không gian này với các hàng hóa khác.

Thuật ngữ này dùng cho dịch vụ vận chuyển bằng đường biển quốc tế, thường là container 20 feet hay container 40 feet. FCL là lựa chọn lý tưởng cho những lô hàng có khối lượng lớn hay số lượng lớn.

Khái niệm LCL

LCL trong xuất nhập khẩu là gì? LCL – Less than Container Load hay có thể hiểu là hàng hóa không xếp đủ một container. Thuật ngữ này đề cập đến các lô hàng chỉ chiếm một phần của toàn bộ container. Lô hàng này sẽ được vận chuyển cùng với các hàng hóa khác của các chủ hàng khác trong cùng một container.

Vai trò của hàng FCL và LCL trong xuất nhập khẩu

Trong xuất nhập khẩu, hàng FCL và LCL có vai trò giống nhau. Chúng đều là những sản phẩm được mang ra để trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia.

Việc phân chia ra FCL và LCL giúp cho quá trình giao thương giữa các quốc gia trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn. Những doanh nghiệp không có khả năng chuyển hàng đầy container (FCL) thì có thể sử dụng vận chuyển hàng lẻ (LCL).

Tìm hiểu thêm: CO-LOADING, CO-LOADER LÀ GÌ?

Gom hàng LCL là gì?

Trách nhiệm của mỗi bên khi gửi hàng FCL

Trách nhiệm của mỗi bên khi gửi hàng FCL

Trách nhiệm của người gửi hàng (shipper)

Trách nhiệm của đơn vị gửi hàng là:

  • Đóng hàng vào Container.
  • Vận chuyển container đến bãi xếp hàng tại cảng do hãng tàu quy định trên booking confirmation.
  • Làm thủ tục hải quan để thông quan xuất khẩu cho lô hàng.
  • Cung cấp thông tin chi tiết có trong B/L (vận đơn đường biển) cho người gom hàng để làm vận đơn. 
  • Kiểm tra, xác nhận thông tin trên bill nháp và nhận vận đơn.
  • Chi trả các chi phí vận chuyển đến kho tập kết và chuyển container lên tàu.

Trách nhiệm của người chuyên chở (carrier)

Trách nhiệm của người chuyên chở được xác định như sau:

  • Cấp phát vận đơn gửi cho người gửi hàng.
  • Bảo quản hàng hóa được xếp trong container.
  • Xếp container từ kho tập kết ở cảng đưa lên tàu biển.
  • Dỡ container từ tàu biển xuống kho tập kết hàng hóa ở cảng trả hàng.
  • Giao container hàng hóa cho người nhận có vận đơn hợp pháp và thu hồi lại vận đơn.
  • Chi trả các chi phí xếp dỡ container hàng hóa xuống tàu.

Trách nhiệm của người nhận chở hàng

Trách nhiệm của người chở hàng được xác định như sau:

  • Xin giấy tờ nhập khẩu và hoàn thành các thủ tục hải quan cho lô hàng.
  • Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người chuyên chở để tiến hành giao hàng cho người nhận.
  • Kiểm tra tình trạng bên ngoài, bao bì đóng gói của container so với thông tin trong vận đơn.
  • Rút hàng hóa ra khỏi container tại kho tập kết để trả container cho người chuyên chở.
  • Chi trả chi phí dỡ hàng khỏi container và các chi phí hải quan, chi phí phát sinh khác trong các hoạt động trên.

Sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL 

Sự khác nhau giữa hàng FCL và LCL

Bảng dưới đây là sự so sánh khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL mà bạn đọc có thể tham khảo:

Tiêu chíFCLLCL
Trạng thái containerĐược xếp đầy container. Không ghép cùng hàng hóa của người khácChỉ chiếm 1 phần container và phải ghép cùng nhiều lô hàng khác
Khối lượng/Thể tích vận chuyểnLô hàng sử dụng nhiều hơn 10 pallet tiêu chuẩn hoặc chiếm trên 14m3 .Lô hàng chiếm từ 2m3 đến 13m3. Một số hàng hóa kích thước dưới 2m3 vẫn được vận chuyển.
Yếu tố khẩn cấp của lô hàngFCL thường là lựa chọn tốt hơn cho những lô hàng gấp hoặc lô hàng cần đến trước một ngày đã được xác định.LCL phù hợp đối với các lô hàng có ngày nhận hàng linh hoạt.
Chi phí vận chuyểnCao hơnThấp hơn
Rủi ro đối với hàng hóaÍt rủi ro hơn do hàng hóa không cần bốc dỡ, di chuyển sang container khácRủi ro cao hơn do hàng hóa dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc hàng hóa khi di chuyển giữa các container và có nhiều loại hàng hóa đóng chung trong một container
Quy trình nghiệp vụ1. Chủ hàng đóng hàng vào container và được niêm phong kẹp chì.
2. Chủ hàng/công ty giao nhận vận chuyển container đến kho bãi tập kết của cảng đi, sau đó giao cho người vận chuyển để chờ xếp lên tàu biển.
3. Người chuyên chở xếp container lên tàu vận chuyển để chuẩn bị đi đến cảng đến.
4. Tại cảng đến, người chuyên chở dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển về kho tập kết hàng hóa ở cảng đến.
5. Người chuyên chở giao hàng hóa cho người có vận đơn hợp pháp tại kho tập kết cảng đến.
1. Người gửi hàng giao hàng hóa cho người gom hàng lẻ (consolidator) tại kho gom hàng lẻ (CFS) của cảng biển đi.
2. Người gom hàng lẻ  đóng gói các lô hàng của nhiều chủ hàng vào container, niêm phong kẹp chì và vận chuyển đến kho tập kết hàng hóa.
3. Hãng tàu xếp container lên tàu để vận chuyển đến cảng đích.
4. Hãng tàu dỡ container ra khỏi tàu và đưa về kho CFS.
5. Người gom hàng lẻ (thường là đại lý hoặc chi nhánh hoặc đối tác của người gom hàng lẻ ở nước xuất khẩu) dỡ hàng hóa ra khỏi container và giao cho từng người nhận có vận đơn hợp pháp tại kho CFS.

Những nội dung trên đã thể hiện rõ được khái niệm về hàng FCL là gì? Hàng LCL là gì? Trách nhiệm của mỗi bên khi vận chuyển hàng FCL và sự khác nhau giữa hai loại hàng FCL và LCL. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc sẽ hiểu được hai thuật ngữ về hàng hóa xuất nhập khẩu này.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...