FCR là gì? 3 lợi ích của FCR trong thương mại quốc tế

FCR là gì? 3 lợi ích của FCR trong thương mại quốc tế

Nội dung bài viết
()

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, FCR là một trong những loại chứng từ rất phổ biến và được sử dụng nhiều. Vậy FCR là gì? Các chức năng và đặc điểm nổi bật của FCR cũng như lợi ích của nó trong thương mại quốc tế như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết về loại chứng từ này ngay tại bài viết này nhé.

FCR là gì

FCR là gì? 

FCR được viết tắt từ FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt hay Forwarder’s Cargo of Receipt là giấy chứng nhận của người giao nhận. Đây là một trong những chứng từ của hoạt động thương mại quốc tế, giao nhận vận tải được cấp bởi các nhà giao nhận vận tải, là thành viên của FIATA (Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế).

Điều kiện FCR này được FIATA đề xuất sử dụng từ năm 1955 cho các bên giao nhận (Forwarder) quốc tế trong phạm vi tổ chức FIATA. 

FCR này đóng vai trò khá quan trọng trong giao nhận vận tải. Cụ thể người giao nhận hàng sẽ thay mặt cho bên bán hàng chuyển hàng hóa tới cho bên mua. Người giao nhận có thể là một công ty hay một đại lý để thực hiện các dịch vụ để đảm bảo bảo và tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa.

Chức năng và đặc điểm của FCR

Chức năng của FCR trong thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế, FCR không có chức năng như một chứng từ để xác nhận quyền sở hữu hàng hóa và cũng không phải là một bản hợp đồng vận tải đối với hàng hóa. Mà đơn giản, FCR chỉ là một chứng từ được cấp cho người giao hàng để hỗ trợ trong việc thanh toán LC (hình thức thanh toán bằng thư tín dụng). Tuy nhiên, có thể coi FCR là một chứng từ chứng minh một hợp đồng gửi hàng hay xử lý hàng hóa.

Bên cạnh đó, FCR không được phát hành “theo lệnh” (To order) của người nhận hàng hay ngân hàng mở L/C. Do hàng hóa sẽ được giao cho đích danh người nhận hàng được ghi thông tin trên FCR nên việc giao hàng cho bên nhận hàng không có phụ thuộc vào việc xuất trình FCR cho bên giao nhận. Chính vì vậy,  FCR được coi là chứng từ không có giá trị lưu thông.

Ngoài FCR thì các có các loại chứng từ sau không được coi là hợp đồng vận tải hay chứng từ vận tải như: lệnh giao hàng, biên lai thuyền phó hay các chứng từ như chứng nhận nhận hàng, biên lai nhận hàng…

Đặc điểm của FCR trong giao nhận vận tải

Khi phát hành chứng từ FCR, bên giao nhận hàng hóa sẽ xác nhận với bên gửi hàng các thông tin sau:

  • Bên giao nhận sẽ đảm nhận trách nhiệm kiểm soát hàng hóa trong tình trạng tốt và rõ ràng theo sự quyết định của bên nhận hàng như các thông tin đã ghi trên FCR.
  • Bên giao nhận sẽ đảm nhận quyền kiểm soát các hàng hóa với tình trạng tốt, rõ ràng theo các hướng dẫn không thể hủy hàng ngang để chuyển tới cho bên nhận hàng như đã ghi trên giấy chứng nhận của người giao nhận.

Chứng từ FCR không thể thương lượng, bởi vậy bên nhận hàng không cần xuất trình chứng từ này khi nhận hàng từ bên dịch vụ giao nhận vận tải.

Lợi ích của FCR trong thương mại quốc tế 

Các lợi ích của FCR đem lại trong thương mại quốc tế là không hề nhỏ. Nó đã góp phần làm giảm bớt đi các khó khăn thường xảy ra trong các giao dịch giao nhận vận tải.

Bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu có thể tận dụng FCR vào trong việc gom hàng lẻ

Bên đơn vị giao nhận hàng hóa thường sẽ gom các đơn hàng từ nhiều nhà cung ứng khác nhau. Đối với các bên bán hàng theo điều kiện EXW sẽ có quyền nhận tiền khi giao hàng cho người giao nhận, nhưng việc thanh toán diễn ra khá chậm. 

Gom hàng lẻ từ nhiều nhà cung ứng khác nhau
Gom hàng lẻ từ nhiều nhà cung ứng khác nhau

Bởi vậy để rút ngắn thời gian cho bên xuất khẩu nhanh nhận được tiền thanh toán từ bên nhập khẩu thì khi ký kết hợp đồng bên xuất khẩu sẽ đề nghị bên nhập khẩu sử dụng FCR. Lúc này chỉ cần người giao nhận hàng hóa cấp FCR cho bên xuất khẩu thì họ sẽ nhận được tiền hàng ngay. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra khi bên nhập khẩu đã thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu trước khi bên xuất khẩu giao hàng cho đơn vị giao nhận hàng hóa.

Nếu dùng LC thì bên xuất khẩu có thể áp dụng FCR để được thanh toán sớm

Đối với chứng từ FCR, khi bên xuất khẩu đã giao hàng cho đơn vị giao nhận vận tải (FWD) thì hàng hóa đã được chuyển đổi quyền kiểm soát sang cho FWD và quyền sở hữu thuộc về bên nhập khẩu đồng thời và bên xuất khẩu không có quyền giam hàng/không thả hàng cho bên nhập khẩu khi hàng đến. 

Chính bởi vậy, bên nhập khẩu sẽ chấp nhận và thuyết phục phía ngân hàng mở L/C đồng ý việc sử dụng FCR thay vì dùng F.B/L (là hình thức vận đơn vận tải đa phương thức). Thông thường, ngân hàng mở LC sẽ đồng ý bên nhập khẩu đã ký quỹ 100% tiền hàng cho ngân hàng mở để hạn chế các rủi ro.

Ngoài ra, bên xuất khẩu cần phải cân nhắc khi sử dụng FCR bởi khi hàng đã tới cảng đích thì bên giao nhận vận tải sẽ giao hàng cho bên nhập khẩu cho dù bên nhập khẩu đã thanh toán cho bên ngân hàng hay chưa. Như vậy phía người bán sẽ có thể gặp rủi ro khi áp dụng FCR.

Hạn chế rủi ro khi hoán đổi F.B/L trong giao thương 3 bên theo điều kiện FOB/FCA thanh toán bằng L/C

Bên mua trung gian không muốn công khai thông tin bên bán và bên mua nên khi đó bên giao nhận vận tải sẽ cấp lại 1 bộ FBL hoán đổi (switched FBL) khi nhận lại được 1 bộ gốc FBL ban đầu để hủy bỏ.

Khi đó, bên trung gian cũng sẽ phải giao lại FCR do bên giao nhận vận tải đã cấp để đổi FBL. FWD chỉ cấp FBL khi hàng hóa còn nằm trong quyền kiểm soát của họ và không có bất kỳ khiếu nại nào khác trong đơn hàng đó.

Nội dung của FCR 

Trên chứng từ FCR sẽ thể hiện các nội dung sau: 

  • Thông tin bên giao hàng và bên nhận hàng
  • Địa chỉ của người nhận hàng
  • Các ký mã hiệu, số kiện hàng, quy cách đóng gói
  • Tên loại hàng hóa
  • Trọng lượng và khối lượng hàng hóa
  • Ngày và địa điểm phát hành FCR
  • Các hướng dẫn về cước phí và các ghi chú khác…
Mẫu form FCR sử dụng thực tế
Mẫu form FCR sử dụng thực tế

Khi nào FCR được phát hành

Phát hành FCR:

Ngay sau khi người giao nhận nhận hàng, nhà giao nhận tại cảng xếp hàng có thể cấp FCR cho người giao hàng. Và khi đó người giao nhận cần lưu ý 1 số điểm chính như sau:

  • Khi đã nhận được hàng như được mô tả trong FCR thì hàng hóa sẽ nằm trong quyền kiểm soát của người giao nhận. 
  • Cần lưu ý tình trạng bên ngoài hàng hóa đảm bảo trong điều kiện tốt.
  • Các thông tin ghi trên FRC phải rõ ràng, phù hợp. 
  • Các điều kiện về chứng từ vận tải khác như Vận đơn (Bill)… sẽ không bị trái với các trách nhiệm mà người giao nhận phải thực hiện theo FCR.

Điều kiện và điều khoản của FCR

Ở mặt sau của chứng từ FCR được in các điều kiện kinh doanh chung hoặc các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành giao nhận vận tải tại quốc gia phát hành. Chứng từ chỉ có thể được sử dụng, có hiệu lực cho các người giao nhận tuân theo các điều kiện điều khoản này trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải.

Sự khác nhau giữa FCR và Vận đơn (Bill) là gì?

Sự khác nhau giữa FCR và Vận đơn (bill)
Chứng từ FCRVận đơn Bill
Không có hợp đồng vận chuyểnLà hợp đồng vận chuyển giữa cảng xếp và cảng dỡ hàng và được phát hành dưới dạng thương phiếu
Không thể chuyển nhượng được, chỉ áp dụng cho người giao nhậnCó thể thương lượng
Giao nhận hàng hóa mà không cần giao nộp bản gốc FCRPhải giao ít nhất một một vận đơn gốc cho người vận chuyển để giao hàng
FCR không phải là chứng từ vận tải, có liên quan tới LCLà một chứng từ vận tải, có liên quan tới quy tắc LC
Không cần ghi cảng xếp hay dỡ hàng và ngày vận chuyển trên tàuTrên vận đơn phải thể hiện thông tin cảng xếp, dỡ hàng và ngày vận chuyển lên tàu.
Sự khác nhau giữa FCR và Vận đơn

Trên đây là bài viết chia sẻ các thông tin hữu ích về FCR, có thể giải đáp các câu hỏi về FCR như FCR là gì? FCR là viết tắt của từ gì? Lợi ích của FCR… giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về FCR và có thể áp dụng vào trong lĩnh vực, công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tìm thêm các thông tin khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...