Handling fee là gì? Phân biệt giữa phí Handling và phí THC

Handling fee là gì? Phân biệt giữa phí Handling và phí THC

Nội dung bài viết
()

Trong hoạt động giao thương quốc tế, hầu hết các lô hàng đều phải chịu phí Handling fee. Nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ về loại phí này và vì sao phải đóng? Vậy handling fee là gì? Đặc điểm của phí handling, cách phân biệt phí Handling và phí THC như thế nào? Cùng Cargonow tìm hiểu chi tiết về phí Handling qua bài viết dưới đây nhé! 

Handling fee là gì? Sự khác nhau giữa phí Handling và phí THC

Handling fee là gì? 

Đối với mọi lô hàng, hãng tàu và Forwarder đều mất thời gian để xử lý, theo dõi và kiểm tra cho lô hàng đó, vì vậy phí handling xuất hiện là để bù đắp cho các chi phí đó.

Handling fee hay phí Handling, là phí do hãng tàu hoặc forwarder lập ra để thu của shipper hoặc consignee để bù đắp các chi phí cho các hoạt động take care lô hàng. Một số loại phí Handling thường thấy là: phí D/O, phí kê khai manifest, chi phí khấu hao,..

Handling fee giúp chi trả và duy trì mạng lưới đại lý của các đơn vị vận chuyển (hoặc FWD) trên toàn thế giới. Đối với các công ty FWD, họ làm việc với chi nhánh của mình bên nước ngoài để hoàn thành các dịch vụ đối với các lô hàng vận chuyển, thì phải trả họ một khoản chi phí để thực hiện những dịch vụ đó. 

Đặc điểm của phí Handling fee

Để có thể hiểu rõ hơn handling fee là gì? Cùng Cargonow tìm hiểu những đặc điểm của phí handling dưới đây:

  • Phí handling xuất hiện khi các công ty forwarder giao dịch, làm việc với các đại lý của họ bên nước ngoài, khi mà họ là những người nhận lô hàng đó và làm các thủ tục giấy tờ tùy theo dịch vụ mà consignee yêu cầu. 
  • Handling fee là phụ phí mà shipper hoặc consignee trả cho hãng tàu hoặc công ty FWD
  • Các dịch vụ mà đại diện cho công ty FWD ở nước ngoài làm được tính vào phí Handling như khai báo hải quan lô hàng, đăng ký D/O, gửi A/N, đăng ký B/L, các thủ tục khác…

Hiện tại, hãng tàu sẽ không thu phí Handling fee. Mà một số hãng tàu sẽ thu phí này qua công ty FWD. Từ đó, các công ty FWD sẽ gộp phí này vào chi phí vận tải để tính với bên chủ hàng/shipper. Vì đây là chi phí mà FWD không được hưởng hoa hồng từ phí cước tàu trong hoạt động giao thương. 

Sự khác nhau giữa phí Handling và phí THC 

Sự khác nhau giữa Handling fee và phí THC
Sự khác nhau giữa Handling fee và phí THC

Phí handling charge sẽ được chia thành 2 loại phí: là phí Terminal Handling charge(THC) và Handling fee. Do có tên gọi khá giống nhau nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa hai loại phí này. Cùng so sánh sự khác nhau giữa phí Handling và phí THC dưới đây nhé:

Tiêu chíPhí THCHandling fee 
Định nghĩa Phụ phí xếp dỡ tại cảng (cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng) được tính trên mỗi container theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm chi trả cho việc bốc xếp hàng hóa tại cảng.Phí do hãng tàu hoặc forwarder lập ra để thu của shipper hoặc consignee để bù đắp các chi phí cho các hoạt động take care lô hàng
Bao gồm các chi phí Phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống.
Phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container.
Phí xe nâng xếp container lên bãi.
Phí nhân công cảng.
Phí bến bãi.
Phí quản lý của cảng.
Phí khai báo hải quan lô hàng
Phí đăng ký D/O
Phí gửi A/N
Phí đăng ký B/L 
Phí kê khai manifest
Phí các thủ tục khác…
Ai chịu trách nhiệm trả phí-Consignee tại cảng xếp sẽ trả phí THC trong các điều kiện (EXW, FCR, FAS)
-Shipper tại cảng dỡ sẽ trả phí với các điều kiện (DAT, DDP) 
Consignee hoặc shipper sẽ trả phí này 
Ai là người thu phí nàyHãng tàu thu trong quá trình làm việc tại cảngForwarder thu trong quá trình take care lô hàng 
Sự khác nhau giữa phí THC và Handling fee

Một số phụ phí khác trong giao nhận hàng hóa 

Ngoài phí Handling fee, chủ hàng/shipper cần lưu ý đến một số loại phụ phí khác để có thể ước lượng tổng chi phí có thể phải bỏ ra. Giúp cho chủ hàng có thể tính toán chi phí chính xác, tránh bị tổn thất với những phí không đáng có. Một số loại phụ phí khác để bạn tham khảo là:

  • Phí DEM/DET : phí lưu container tại bãi/phí lưu container tại kho. Sau thời gian miễn phí theo quy định của từng hãng tàu, thì chủ hàng sẽ bị tính thêm phí DEM/DET với giá 10-15USD/ngày. 
  • Phí CFS: một loại chi phí khai thác hàng lẻ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở kho CFS. 
  • Phí B/L: là phí phát hành vận đơn cho lô hàng.Việc phát hành vận đơn không chỉ là cấp vận đơn mà còn các phí khác như thủ tục thông báo cho đại lý về bill, theo dõi quá trình vận chuyển và quản lý lô hàng.
  • Phí LSS: là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, phí này được áp dụng trong vận tải đường biển và đường hàng không đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phí Handling fee mà chúng tôi đưa đến cho bạn đọc. Ngoài việc hiểu được handling fee là gì, còn có đặc điểm và sự khác nhau giữa phí handling và phí THC. Hi vọng bài viết trên mang thông tin hữu ích, ngoài ra còn các nghiệp vụ khác trong ngành xuất nhập khẩu mà bạn có thể tham khảo trên Cargonow nhé!

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...