Thủ tục nhập khẩu thép tại nước ta được quy định như thế nào? Thép là loại mặt hàng vừa được Việt Nam xuất khẩu và vừa được nhập khẩu. Thủ tục để đưa thép từ nước ngoài vào tiêu thụ hợp pháp được đánh giá khá phức tạp. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ quy trình nhập khẩu thép và các loại giấy tờ cần phải có.
Chính sách nhập khẩu thép các loại hiện nay
Theo quy định hiện hành của Việt Nam, thép là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do vậy, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức có thể tiến hành việc nhập khẩu sử dụng mặt hàng này như bình thường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần có nhiều loại giấy tờ hợp pháp.
Thép là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của nhiều bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ Công thương. Do vậy, thủ tục nhập khẩu ống thép và thép nói chung cần đáp ứng điều kiện của cả hai bộ này. Các thông tư, văn bản của chính phủ quy định về nhập khẩu thép mà đơn vị nhập khẩu cần tuân theo đó là:
Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN. Đây là hai thông tư quy định thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng của các loại thép nhập khẩu.
Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép tại Việt Nam.
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015, còn được gọi là thông tư 58 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ
Mã HS code cho mặt hàng thép các loại
Mỗi loại thép khác nhau khi nhập khẩu vào Việt Nam đều có mã HS khác nhau. Mã HS là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp kê khai trên các giấy tờ hợp pháp trước khi đưa vào sử dụng. Dưới đây là mã HS thép không gỉ và mã HS cho tất cả các loại thép:
STT | Tên hàng hóa sắt thép | Mã HS |
1 | Gang thỏi; gang kính dạng thỏi, khối hoặc dạng thô khác | 7201 |
2 | Hợp kim fero | 7202 |
3 | Các sản phẩm chứa sắt được sản xuất trực tiếp từ quặng, sản phẩm sắt xốp, dạng tảng, cục hoặc hình thù tương tự; sắt có độ tinh khiết từ 99.94% dạng tảng, cục và dạng tương tự | 7203 |
4 | Phế liệu và mảnh vụn; thỏi đúc phế liệu được nấu lại từ sắt hoặc hợp kim thép của sắt | 7204 |
5 | Hạt và bột của gang thỏi, gang kính, thép và sắt | 7205 |
6 | Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc và các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03). | 7206 |
7 | Sắt, thép không hợp kim dạng bán thành phẩm | 7207 |
8 | Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng 600mm trở lên, cán nóng, chưa phủ, tráng hoặc mạ | 7208 |
9 | Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, ép nguội, chưa phủ, tráng hoặc mạ | 7209 |
10 | Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, tráng, mạ | 7210 |
11 | Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ, tráng. | 7211 |
12 | Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ, tráng. | 7212 |
13 | Sắt, thép không hợp kim, dạng que, thanh, cuộn cuốn không đều, cán nóng. | 7213 |
14 | Sắt thép không hợp kim, dạng thanh, que, chưa gia công quá mức rèn, kéo nóng, cán nóng, ép đùn nóng, xoắn sau khi cán | 7214 |
15 | Sắt, thép không hợp kim, hình thù ở dạng thanh, que | 7215 |
16 | Sắt, thép không hợp kim, hình thù dạng góc, khuôn, hình | 7216 |
17 | Dây sắt, thép không hợp kim | 7217 |
18 | Thép không gỉ dạng thỏi đúc hoặc dạng thô; bán thành phẩm | 7218 |
19 | Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên | 7219 |
20 | Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng dưới 600 mm | 7220 |
21 | Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng dưới 600 mm | 7221 |
22 | Thép không gỉ dạng thanh, que, góc, khuôn và hình khác | 7222 |
23 | Dây thép không gỉ | 7223 |
24 | Thép hợp kim khác dạng thỏi đúc, dạng thô và các bán thành phẩm | 7224 |
25 | Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên | 7225 |
26 | Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm. | 7226 |
27 | Thép hợp kim dạng thanh, que, cán nóng, dạng cuộn không đều | 7227 |
28 | Thép hợp kim dạng thanh, que, góc, khuôn, hình; thép hợp kim hoặc không hợp kim dạng thanh và que rỗng | 7228 |
29 | Dây thép hợp kim khác | 7229 |
Trong mỗi mã HS còn có các mã nhỏ hơn. Chúng được chia theo nhiều loại dựa trên đặc điểm kích thước, hình dáng thành phần…
Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu thép các loại
Bước 1: Xin đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố
Để biết loại thép nhập của doanh nghiệp có cần kiểm tra chất lượng hay không thì bạn cần tra ở phụ lục I và phụ lục II, III của Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
Phụ lục sử dụng bảng để có thể miêu tả chi tiết về đặc điểm của thép. Doanh nghiệp chỉ cần đối chiếu đặc điểm thép nhập của mình với bảng là có thể xác định được thép nhập có cần kiểm tra chất lượng hay không. Trong đó:
- Phụ lục I là sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh.
- Phụ lục II là sản phẩm thép cần kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn khác nhau như tiêu chuẩn cơ sở, TCVN, khu vực, các nước và quốc tế.
- Phụ lục III là sản phẩm cần kiểm tra theo TCVN và tiêu chuẩn của nước xuất khẩu.
Cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng sắt thép tại cơ quan nhà nước đã làm thủ tục hải quan. Hồ sơ gồm các giấy tờ:
- Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng của sắt thép nhập khẩu. Chi tiết có tại Phụ lục V thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
- Bản sao giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng thư giám định phù hợp tiêu chuẩn được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định. Những giấy tờ này đều phải có đóng dấu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
- Bản sao mẫu hợp đồng nhập khẩu thép, danh mục hàng hóa, hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Giấy tờ này đều phải có đóng dấu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Với những loại mã HS thép có tại mục 2, phụ lục III ở trên thì cần bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu đã được xác nhận bởi Bộ Công thương và giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu được xác nhận bởi Sở Công thương.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan
Bộ hồ sơ thủ tục để nộp cho cơ quan Hải quan gồm:
Bản gốc “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” của Chi cục TCĐLCL đã được xác nhận. .
Bản sao giấy Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
Các giấy tờ khác có liên quan theo quy định gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Hợp đồng (Sales contract)
- Giấy hóa đơn sắt thép thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách các loại hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of Lading),
- Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
Bước 3: Thông quan hàng hóa.
Căn cứ vào thông tin trên bộ khai hải quan ở trên, các đơn vị nhập khẩu sẽ khai hải quan theo quy định hiện hành. Việc kê khai này thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS.
Khi đã khai đầy đủ trên phần mềm, đơn vị cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy ở trên để tới chi cục hải quan đăng ký tờ khai. Tùy theo kết quả phân luồng là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ thì sẽ phải thực hiện các công việc tiếp theo khác nhau.
- Với kết quả là luồng xanh thì chỉ cần nộp thuế là có thể lấy hàng về.
- Luồng vàng thì đơn vị cần mang hồ sơ giấy để hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ thì hải quan cần kiểm tra cả giấy và hàng hóa thức tế. Sau khi đạt yêu cầu thì có thể lấy hàng về.
Bước 4: Mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy
Đơn vị nhập khẩu mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy tại một trong 3 cơ quan theo quy định dưới đây:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
Cơ quan trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính: Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận trực thuộc cơ quan có thẩm quyền là Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
Cơ quan phối hợp có thẩm quyền như Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy thép bao gồm:
- Bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.
- Bản công bố hợp quy được thiết kế theo mẫu quy định
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thép được cấp bởi tổ chức chứng nhận.
- Bản miêu tả các đặc tính của thép như tính năng, đặc điểm, yếu tố kỹ thuật…
Bước 5: Nộp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Thuế đối với hàng sắt thép xuất nhập khẩu
Ngoài thuế nhập khẩu và thuế GTGT cần nộp theo quy định thì hàng sắt thép nhập khẩu còn có các loại thuế sau:
- Thuế tự vệ theo quy định tại công văn 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT, Quyết định 2968/QĐ-BCT đối với thép dài và phôi thép nhập khẩu.
- Thuế chống bán phá giá theo quy định của Bộ Công thương. Thuế được quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016. Thuế áp dụng cho hàng thép không gỉ cán nguội dạng tấm hoặc dạng cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Malaysia.
- Thuế chống bán phá giá theo quy định của Bộ Công thương. Thuế được quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu.
- Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép chữ H có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thuế được đưa ra bởi Bộ Công thương và được quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017.
Trên đây là toàn bộ thông tin, hồ sơ cần thực hiện khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thép về Việt Nam. Với những hướng dẫn này, mong rằng sẽ tạo thuận lợi nhất để các đơn vị nhanh chóng hoàn thành các công việc cần thiết trước khi nhập khẩu thép, tránh những sai sót cũng như nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.
Tìm hiểu thêm : Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu xe nâng mới nhất
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.