Inbound logistics là gì? Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics

Inbound logistics là gì? Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics

Nội dung bài viết
()

Trong chu trình logistics và chuỗi cung ứng, inbound logistics và outbound logistics đóng vai trò rất quan trọng giúp hàng hóa được vận chuyển đến khách hàng cuối cùng một cách nhanh chóng nhất mà vẫn đảm bảo được hiệu suất hoạt động trong chuỗi cung ứng. Vậy outbound – inbound logistics là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chu trình logistics này ngay tại bài viết dưới đây.

inbound logistics là gì

Inbound logistics là gì? 

Khái niệm 

Inbound logistics là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thuật ngữ này còn được gọi với tên logistics đầu vào hay là nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đây thực chất là quá trình hoạt động và kiểm soát nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng khi đưa vào chu trình sản xuất.

Bên cạnh đó, quá trình này đảm nhiệm các hoạt động khác nhau như xử lý, phân phối vật liệu, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho, lưu trữ hàng hóa…Điều này giúp đẩy nguồn nguyên liệu tới cho các đầu mối sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.

Inbound logistics được coi là giai đoạn khởi đầu trong chuỗi cung ứng và quyết định đến tình trạng hoạt động của các giai đoạn sau đó. Bởi vậy, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, khá phức tạp, cần phải chỉn chu ngay từ đầu.

Quy trình của inbound logistics

Dưới đây là quy trình cụ thể của inbound logistics:

Quy trình của inbound logistics

Tìm nguồn cung ứng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu: Bạn cần xác định các thông tin về nhà cung cấp tiềm năng và sau đó nhận báo giá, thương thảo, phân loại và quản lý danh sách các nhà cung cấp đó.

Đặt hàng/Mua hàng: Sau khi đã tìm được nguồn cung, doanh nghiệp sản xuất sẽ tiến hành mua các loại nguyên vật liệu cần thiết và dự kiến các giai đoạn để mua hàng phù hợp với quá trình sản xuất để không ảnh hưởng, làm gián đoạn kế hoạch sản xuất.

Vận chuyển: Xem xét lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp bằng đường bộ, hàng không… và lựa chọn tốc độ giao hàng, sau đó thực hiện ký kết hợp đồng với bên thứ ba về đơn giá và lộ trình.

Tiếp nhận: Tiến hành tiếp nhận hàng hóa, nguyên vật liệu và bốc dỡ, kiểm kê hàng hóa để đảm bảo theo đúng đơn đặt hàng.

Xử lý: Đưa các hàng hóa, nguyên vật liệu đã nhập về kho bãi/ bên nhận hàng.

Lưu trữ và nhập kho: Thực hiện việc lưu trữ, quản lý nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất hoặc giao cho khách hàng. Tuy nhiên cần đảm bảo hàng hóa được đặt tại nơi có điều kiện bảo quản thích hợp.

Quản lý tiến độ và lịch trình: Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu được giao tới đơn vị logistics đúng thời hạn.

Phân phối: Thực hiện vận chuyển, phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu theo đúng đơn hàng.

Theo dõi đơn hàng: Cần kiểm tra kỹ mọi thông tin đơn đặt hàng như: biên lai, các giấy tờ giao nhận, vị trí lưu kho….

Logistics ngược: Tiến hành vận chuyển các hàng hóa thu hồi từ khách hoàn bởi lý do như bị lỗi, gặp vấn đề trong khâu giao hàng…

=> Các hoạt động trong inbound logistics thường sẽ gắn với mô hình “Just in Time”  bởi các doanh nghiệp luôn cần đúng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và thời gian sản xuất. Nếu các tiêu chí không đạt yêu cầu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn và phát sinh thêm nhiều chi phí.

Tìm hiểu thêm: Cross docking nghĩa là gì?

Reverse logistics là gì?

Outbound logistics là gì?

Khái niệm 

Outbound logistics là gì cũng là khái niệm được quan tâm không kém. Outbound Logistics hay còn được gọi là logistics đầu ra. Nó thực chất là quá trình lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tới các điểm cửa hàng, đại lý, nhà bán lẻ và tới người tiêu dùng cuối cùng.

Quy trình của outbound logistics 

Outbound logistics (Logistics đầu ra) có quy trình hoàn toàn khác với inbound logistics. Nếu quy trình của inbound logistics là tìm kiếm, mua nguyên vật liệu và lập kế hoạch sử dụng hiệu quả thì outbound logistics quan tâm tới việc chọn kênh phân phối, lưu kho và vận chuyển hàng hóa đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Quy trình hoạt động của Logistics đầu ra được hoạt động cụ thể như sau:

  • Nhận các đơn đặt hàng từ khách.
  • Kiểm tra số lượng nguồn hàng tồn kho để đảm bảo đáp ứng nguồn hàng cho khách hay không. Nếu đủ hàng thì thực hiện xử lý đơn hàng cho khách như đã giao kèo.
  • Vận chuyển đơn hàng của khách tới kho để lấy hàng và thực hiện đóng gói.
  • Sau đó, nhân viên phụ trách kho sẽ cần cập nhật mức tồn kho của hàng hóa.
  • Thực hiện vận chuyển, lập hóa đơn và thu tiền hàng từ đơn hàng đến khách.

Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics 

Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics

Để phân biệt sự khác nhau giữa inbound logistics and outbound logistics quy trình logistics và chuỗi cung ứng, các bạn có thể tham khảo các tiêu chí sau  đây:

Inbound logisticsOutbound logistics
Quá trình thực hiệnĐây là quá trình tìm kiếm, thu mua, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu… đến nhà kho, nhà máy hoặc cửa hàng bán lẻ.Là quá trình lập kế hoạch, kiểm soát và tiến hành việc phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng.
Mối quan hệĐây là mối quan hệ giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất.Đây là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối cùng
Tối ưuĐúng thời gianChi phí
Hoạt động chủ yếuLà thu mua, lưu trữ và phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu đến nơi sản xuất.Là đóng gói và phân phối
Hoạt động ngoại thươngLà hoạt động nhập khẩuLà hoạt động xuất khẩu

Những yếu tố tác động đến inbound logistics 

Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa đã và đang biến thế giới trở thành một tập đoàn lớn để gặt hái những lợi nhuận, những lợi ích cùng xu thế chuyển động của kinh tế toàn cầu. Sự liên kết khu vực và giao thoa kinh tế, các trung tâm tư vấn du học đa quốc gia… đang diễn ra liên tục và mạnh mẽ chính là đòn bẩy thúc đẩy không nhỏ đến lĩnh vực logistics nói chung và inbound logistics nói riêng.

Toàn cầu hóa hóa diễn ra, các doanh nghiệp thường cố gắng để điều chỉnh chuỗi cung ứng từ inbound logistics cho đến outbound logistics để giúp giảm thiểu các ngân sách phát sinh như thuế …Doanh nghiệp cũng cần tới sự hỗ trợ của các trung tâm tư vấn du học logistics đa quốc gia với nhiều nền tảng mang tính chất đa quốc gia. Điều này đã tạo điều kiện để phát triển ngành Logistics cũng như chuỗi các bộ phần trong đó.

Công nghệ thông tin 

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tiếp tục định hình lại chuỗi cung ứng và thương mại điện tử một cách rõ ràng. Khi phát triển các kênh sắm sửa điện tử mới, nó buộc các doanh nghiệp phải tư duy đa dạng về cách bán hàng, thực hiện đơn đặt hàng và xử lý hàng hóa trả lại.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đó chính là sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đã thúc đẩy rất nhiều tới inbound logistics công nghệ AI. Công nghệ này không ngừng phát triển với hàng loạt robot tự động có khả năng thay thế sức lao động của con người. Đồng thời, các trung tâm tư vấn du học lớn trên toàn thế giới đang có nhu cầu sử dụng AI rất nhiều để phân tích nâng cấp quản lý và mạng internet of Things (IoT) trong chuỗi cung ứng của mình.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp cho bạn đầy đủ các thông tin về inbound logistics cũng như sự khác nhau giữa inbound vs outbound logistics. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức áp dụng vào công việc và để đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra ổn định, thuận lợi và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Co-loader là gì?

Quota là gì?

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...