Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ kho bãi là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu và thường nhắc tới cái tên kho ngoại quan. Vậy kho ngoại quan là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về kho ngoại quan ngay tại bài viết dưới đây.
Kho ngoại quan là gì?
Khá nhiều người thắc mắc kho ngoại quan Tiếng Anh là gì, từ nào chỉ chính xác về loại hình kho này. Thì kho ngoại quan trong Tiếng Anh được viết là Bonded Warehouse, nó đóng vai trò rất quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong lĩnh vực dịch vụ logistics, kho ngoại quan được hiểu là dịch vụ kho bãi được xây dựng và thành lập ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng được ngăn cách với các khu vực lân cận xung quanh để tạm thời lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ khác đối với các hàng hóa từ trong nước hoặc nước ngoài đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho được ký giữa chủ kho ngoại quan với chủ hàng hóa.
Theo quy định của Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan chính là khu vực nhà kho bãi lưu trữ hàng hoá đã hoàn thành các thủ tục hải quan và đang chờ xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu về Việt Nam hoặc sẽ lưu kho tại Việt Nam sau đó xuất khẩu sang nước khác.
Tìm hiểu thêm: Khu phi thuế quan là khu nào?
Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
Trong quá trình lưu kho ngoại quan, bên chủ hàng hóa sẽ trực tiếp thực hiện hoặc sẽ ủy quyền cho bên chủ kho ngoại quan thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau
- Gia cố, đóng gói bao bì, phân loại hàng hóa và bảo dưỡng hàng hoá.
- Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ cho công tác quản lý hoặc thông quan hàng hóa.
- Có thể chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa tại kho.
- Đặc biệt, đối với các kho ngoại quan chuyên dùng để chứa hóa chất, xăng dầu sẽ được phép pha chế, thay đổi chủng loại hàng hóa khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý hải quan quốc gia và yêu cầu quản lý nghiệp vụ quốc gia có liên quan.
Kho ngoại quan lưu hàng hóa gì
Tại kho ngoại quan dùng sẽ lưu trữ các loại mặt hàng gồm có:
- Các loại hàng hóa nhập kho chờ hoàn tất thủ tục hải quan để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.
- Các hàng hóa quá cảnh, chuẩn bị được xuất khẩu sang các nước khác.
- Các hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan, chuẩn bị được xuất khẩu qua nước ngoài
- Hàng hóa đã hết thời gian tạm nhập và buộc phải tái xuất.
- Hàng hóa có quyết định buộc phải tái xuất từ cơ quan có thẩm quyền.
Một số mặt hàng cần lưu ý không được phép lưu trong kho ngoại quan như hàng lậu, hàng giả, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, hàng có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu…
Quy định về việc thuê kho ngoại quan
Thuê kho ngoại quan
Kho ngoại quan sẽ cho phép các đối tượng sau được thuê gồm: Các tổ chức hay cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế. Hoặc các tổ chức hay cá nhân từ nước ngoài.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan:
Hợp đồng thuê kho ngoại quan sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của bên chủ kho ngoại quan và bên chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật trừ trường hợp chủ kho vừa là chủ hàng hóa.
Hiệu lực hợp đồng và thời hạn thuê kho ngoại quan sẽ do chủ kho ngoại quan và chủ hàng hóa thỏa thuận, không được vượt quá thời hạn gửi kho quy định tại Luật hải quan và sẽ được thể hiện rõ trên hợp đồng.
Nếu vượt quá thời hạn thuê kho ngoại quan được quy định tại Khoản 1 điều 61 của Luật hải quan thì Cục hải quan sẽ tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
Nếu muốn đưa hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa, khu phi thuế quan vào kho ngoại quan thì chủ hàng buộc phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại chi cục hải quan quản lý kho.
Trường hợp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa, khu phi thuế quan thì chủ hàng phải thực hiện kê khai thông tin hàng hóa với Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan.
Trường hợp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ thì phải làm các thủ tục hải quan như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo hình thức nhập khẩu tương ứng.
Nếu hàng hóa gửi ở kho ngoại quan nếu thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định thì lúc này sẽ không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
Điều kiện thành lập kho ngoại quan
Các khu vực được phép thành lập kho ngoại quan
- Khu vực cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng xuất nhập khẩu thành lập ở nội địa.
- Khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu phi thuế quan có sự cho phép của Nhà nước.
- Các khu vực được ưu tiên đầu tư, các khu tập trung sản xuất xuất khẩu hàng hóa thủy sản, nông, lâm.
- Các khu vực khác được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền về việc quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan
- Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh về lĩnh vực kho bãi, giao nhận hàng xuất nhập khẩu…theo quy định của pháp luật.
- Xung quanh kho ngoại quan phải có hệ thống tường rào ngăn cách. Bên trong khi đảm bảo điều kiện thực hiện các nghiệp vụ của kho ngoại quan.
- Đảm bảo diện tích theo quy định về kho ngoại quan.
- Doanh nghiệp cần phải có các phần mềm có khả năng quản lý hàng hóa xuất nhập tồn chuyên dụng cho kho ngoại quan.
- Có hệ thống camera giám sát 24/24 bao quát kho. Dữ liệu lưu trữ phải tối thiểu 12 tháng và kết nối trực tiếp với cơ quan quản lý hải quan.
Hồ sơ thành lập kho ngoại quan
- Đơn đề nghị công nhận đủ điều kiện thành lập kho ngoại quan theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao
- Bản sao sơ đồ thiết kế kho bãi chi tiết
- Bản chính tài liệu mô tả phần mềm quản lý kho
- Bản sao các chứng từ về quyền sở hữu/sử dụng kho bãi
- Giấy thẩm duyệt thiết kế PCCC bản sao
- Bản chính quy chế hoạt động trong kho ngoại quan
Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Các phương tiện, hàng hóa ra vào kho ngoại quan và các dịch vụ trong kho ngoại quan phải chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan hải quan.
Việc thực hiện các dịch vụ trong kho ngoại quan, chủ hàng hóa hoặc chủ kho ngoại quan phải có văn bản thông báo tới Chi cục hải quan quản lý kho để tổ chức giám sát trước khi thực hiện các dịch vụ.
Các hàng hóa được vận chuyển từ cửa khẩu về kho ngoại quan và ngược lại hoặc từ kho ngoại quan đến các địa điểm để làm thủ tục hải quan khác ngoài cửa khẩu thì phải làm các thủ tục hải quan và phải chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan hải quan.
Thuận lợi và khó khăn của kho ngoại quan
Thuận lợi
Ưu điểm của kho ngoại quan nổi bật nhất đó chính là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về, đang được lưu tại kho thông quan và chờ đưa vào thị trường tiêu thụ trong nước thì chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp làm về dịch vụ kho ngoại quan sẽ có phương án sắp xếp, bố trí hàng hóa khoa học giúp giảm được chi phí và thời gian.
Doanh nghiệp gửi hàng tại kho ngoại quan cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình trạng hàng hóa của mình đang lưu gửi tại kho.
Khó khăn
Bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi thì cũng có những nhược điểm của kho thông quan mà các bạn nên biết như sau:
- Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan phải làm các thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan phải thực hiện kê khai thông tin hàng hóa với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Các hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan chuyển đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan.
Kho ngoại quan là một khu vực quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc về kho thông quan và giúp các bạn có thể vận dụng các kiến thức này vào thực tế công việc.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.