Kinh tế phát triển, Logistics ra đời giúp việc sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Logistics kết nối nhiều hoạt động của chuỗi quản lý cung ứng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Cùng tìm hiểu Logistics là gì và các công việc trong ngành Logistics quan bài viết dưới đây.
Logistics là gì?
Nhiều người làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhưng chưa hiểu hết Logistics là ngành gì. Có thể hiểu Logistics là quá trình lập và thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Mục đích Logistics ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, tối ưu chi phí.
Sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử đã tạo không gian cho đặt hàng trực tuyến phát triển. Cùng với đó ngành Logistics ngày càng lớn mạnh và đang trở thành ngành tiềm năm của thế giới. Nhiều tổ chức đã ra đời nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục của hậu cần, tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Amazon – gã khổng lồ về thương mại điện tử, có lẽ là cái tên nổi tiếng nhất của ngành Logistics. Ban đầu, Amazon chỉ là thị trường trực tuyến cho sách, nhờ thay đổi cách thức vận hành mà đã phát triển như ngày nay. Ngành Logistics được đào tạo tại các trường Đại học sẽ cung cấp nền tảng kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng, quản trị chiến lược, Marketing quốc tế…
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa logistics ngược và logistics truyền thống?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm những hoạt động gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một hoạt động có tính chất dây chuyền. Có thể coi đây là mạng lưới kết nối các hoạt động tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng và dịch vụ hàng hóa đến người tiêu dùng. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giống như vòng đời của một sản phẩm, từ sản xuất, lưu thông và tiêu thụ.
Hoạt động của Logistics
Logistics là khâu trung gian để đưa sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng nhanh nhất. Vậy hoạt động dịch vụ Logistics là gì? Tham khảo các hoạt động phổ biến của Logistics dưới đây:
- Hoạt động vận tải hàng hóa và xuất nhập khẩu
- Hoạt động quản lý đội tàu
- Hoạt động trong kho bãi
- Hoạt động tìm kiếm, quản lý, sử dụng nguyên vật liệu
- Hoạt động thực hiện đơn hàng
- Hoạt động quản trị tồn kho
- Hoạt động hoạch định cung cầu
- Hoạt động lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch sản xuất
- Hoạt động đóng gói sản phẩm
- Hoạt động dịch vụ khách hàng
Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng
Hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp giữa sản xuất – tồn kho – địa điểm với việc vận chuyển. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các khâu liên quan đến quản lý hậu cần:
- Hoạt động lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa
- Hoạt động tìm kiếm nguồn cung ứng, nguồn thu mua hàng hóa
- Tất cả các hoạt động Logistics liên quan
Những công việc ngành Logistics phổ biến hiện nay
Công việc của ngành Logistics là gì? Công việc ngành Logistics có thể chia thành 3 nhóm chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Những công việc phổ biến nhất có thể kể đến như:
Công việc | Kỹ năng | Các hoạt động chi tiết |
Nhân viên vận hành kho | Khả năng phân tích, lập kế hoạch, thành thạo các phần mềm văn phòng. | Nhận đơn và sắp xếp lịch vận chuyển hàng hóa hợp lýQuản lý hoạt động bốc xếp, điều vận, giao nhận hàng hóaKiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa cho đến khi tới tay khách hàng.Quản lý chứng từ, hóa đơnPhối hợp với các nhân viên vận tải, khách hàng, đối tác xử lý sự cố khi có phát sinh. |
Nhân viên chứng từ | Thành thạo tin học văn phòng, ngoại ngữ tốt, có kỹ năng xử lý tình huống | Soạn thảo và lưu trữ các chứng từ, hợp đồng, hóa đơn, giấy giao hàng, giấy báo hàng… của hoạt động xuất nhập khẩu.Chuẩn bị chứng từ kê khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng.Liên hệ với khách hàng, đối tác, bộ phận hiện trường để hoàn thành thủ tục thông quan. |
Nhân viên cảng | Thành thạo tin học văn phòng, có kiến thức về giao nhận vận tải, giao tiếp tốt, làm việc với nhiều bên liên quan | Kiểm tra an toàn lao động, giám sát công cụ và các thiết bị sử dụng trong quá trình vận tải.Bố trí thông báo lịch trình tàu và update thông tin khi có sự thay đổi .Điều động phương tiện và công nhân vận chuyển.Lập biên bản xử lý khi có sự cố vi phạm |
Chuyên viên thu mua | Quản lý tài chính, giao tiếp tốt và xử lý tình huống nhanh nhạy, nghiên cứu thị trường, phân tích thông tin tốt | Lập kế hoạch và đánh giá kế hoạch cho hoạt động thu mua.Làm việc với phòng phụ trách sản xuất hàng hóa và lựa chọn đối tác uy tín. Cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm cho nhà cung cấp.Theo dõi tình trạng đơn hàng, xử lý khi có sự cố.Đánh giá, cập nhật thông tin đơn hàng, đảm bảo tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng. |
Nhân viên giao nhận | Xử lý tính huống, thành thạo các thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa… | Tiếp nhận và xử lý đơn hàng.Lấy các chứng từ cần thiết.Điều động các phương tiện phục vụ vận chuyển hàng hóa.Tư vấn, hỗ trợ khách hàng để có phương án vận chuyển tối ưu.Theo dõi và cập nhật đầy đủ tiến độ giao hàng. |
Nhân viên hiện trường | Ngoại ngữ tốt, xử lý tính huống, thành thạo các thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa… | Theo dõi quá trình đóng, xếp hàng, khai báo cho hải quanTiếp nhận chứng từ, bàn giao hàng hóa cho khách hàng theo thỏa thuậnHoàn thiện các vấn đề phát sinh để hàng hóa được thông quan nhanh nhất Báo cáo chi tiết công việc cho các bộ phận liên quan. |
Nhân viên hải quan | Ngoại ngữ tốt, có kiến thức về ngành vận tải, nghiệp vụ ngoại thương. | Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu của đơn hàng.Kiểm tra hàng hóa, phân luồng đơn hàng. Thực hiện các hoạt động hải quan trên phần mềm.Hướng dẫn nhân viên hiện trường chuẩn bị thủ tục thông quan. |
Nhân viên chăm sóc khách hàng | Ngoại ngữ tốt, chuyên môn về kinh doanh quốc tế, vận tải quốc tế. | Cung cấp tài liệu và xử lý nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng.Cập nhật tình trạng hàng hóa trên tàu cho khách hàng.Lưu giữ thông tin, hỗ trợ khách hàng kịp thời. |
Mức lương ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng có cao như lời đồn?
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được nhận định là ngành tiềm năng trên thị trường hiện nay. Dù trong lĩnh vực nào cũng cần đến nhân viên ngành Logistics. Như Sale Logistics là gì cũng là từ khóa được nhiều người muốn tham gia vào ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tìm kiếm.
Hiện nay có hơn 1500 doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động trong ngành Logistics và con số này vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm. Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này được dự báo sẽ tăng 5% cho đến năm 2025. Vậy mức lương các công việc của ngành Logistics có cao như lời đồn?
Mức lương của ngành này dao động từ 5 – 9 triệu đối với sinh viên mới ra trường. Mức lương sẽ tăng dần theo thời gian và phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của từng người. Có những doanh nghiệp chi trả mức lương trung bình cho nhân viên ngành Logistics từ 15 – 23 triệu/tháng, có những doanh nghiệp số tiền này có thể lên tới 80 – 100 triệu/tháng.
Các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu Việt Nam
Nhu cầu nguồn nhân lực không ngừng tăng lên, cơ hội làm việc trong ngành Logistics tại Việt Nam là rất lớn. Hiện nay có nhiều trường Đại học có các chuyên ngành đào tạo Logistics chất lượng. Dưới đây là các trường đào tạo ngành Logistics hàng đầu Việt Nam.
- Đại học Ngoại Thương (Website: http://www.ftu.edu.vn/)
- Đại học giao thông vận tải TP.HCM (Website: https://ut.edu.vn/)
- Đại học Hàng Hải Việt Nam (Website: http://www.vimaru.edu.vn/)
- Trường Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM (Website: https://www.hcmiu.edu.vn/)
- Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (Website: https://www.rmit.edu.vn/vi)
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng qua những chia sẻ của bài viết bạn đã có câu trả lời cho Logistics là gì và nắm được các công việc của ngành Logistics. Theo dõi Website Cargonow để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.