MBL là gì? HBL là gì? Sự khác nhau giữa MBL và HBL

MBL là gì? HBL là gì? Sự khác nhau giữa MBL và HBL

Nội dung bài viết
()

MBL và HBL là hai khái niệm quen thuộc trong giao nhận hàng hóa quốc tế. MBL và HBL thường đi cùng với nhau trong các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Những người không làm trong lĩnh vực Logistics rất hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy MBL là gì? HBL là gì? Cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa MBL và HBL trong bài viết dưới đây.

MBL là gì? HBL là gì?

HBL là gì? House Bill Lading là gì?

HBL là gì? Đây là từ viết tắt của cụm từ House Bill Lading, là một loại vận đơn đường biển, có thể hiểu đơn giản là Vận đơn nhà. Vận đơn HBL ở nước ngoài thường do công ty vận chuyển (NVOCC) phát hành. Ở Việt Nam chưa có loại hình công ty này nên sẽ do Forwarder cấp.

Vận đơn House Bill Lading có hai loại cơ bản là Original Bill và Surrendered Bill. HBL sẽ được phát hành ngay khi chủ hàng hoàn tất các công việc liên quan đến đơn hàng. Theo dõi HBL bằng cách kiểm tra số vận đơn in trên chứng từ. Trong HBL, người gửi là người xuất hàng thực tế, người nhận là người nhận hàng thực tế.

Mẫu HBL sử dụng trong thực tế
Mẫu HBL sử dụng trong thực tế

Vai trò chủ yếu của HBL là xác nhận đơn vị vận chuyển đã nhận được đơn hàng và đã sẵn sàng vận chuyển. Đây cũng là chứng từ có giá trị tương đương với hợp đồng vận chuyển, ràng buộc hãng tàu với đơn hàng một cách hợp pháp. Có vận đơn House Bill Lading, bên vận chuyển có toàn quyền giám sát đơn hàng.

MBL là gì? Master Bill Lading là gì?

MBL là gì? Master Bill Lading (MBL) được hiểu là vận đơn chủ, là vận đơn đường biển do người sở hữu tàu hãng tàu phát hành. Đây là loại vận đơn tốt nhất dùng cho hình thức thanh toán bằng L/C, chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng. Vận đơn MBL chỉ phát hành 1 lần cho 1 lô hàng, bao gồm nhiều liên cùng nội dung. 

Trên MBL, tên người gửi là đơn vị nhận hàng hóa ở nước xuất khẩu (không phải đơn vị xuất khẩu), tên người nhận là công ty nhận hàng hóa ở nước nhập khẩu (không phải đơn vị nhập khẩu). Thông thường, hai công ty này có sự liên hệ với nhau, chẳng hạn như mối quan hệ công ty mẹ và công ty con hoặc là đại lý của công ty Forwarder.

MBL thường có 3 loại : MBL gốc, Telex release và Seaway bill. Tùy theo khách hàng lựa chọn mà hãng tàu sẽ phát hành vận đơn theo như yêu cầu. 

Mẫu MBL của hãng tàu SITC
Mẫu MBL của hãng tàu SITC

Sự khác nhau giữa HBL và MBL trong giao nhận hàng hóa 

MBL và HBL là hai vận đơn có hình thức tương tự nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Tham khảo bảng so sánh giữa House bill và Master bill trong giao nhận hàng hóa dưới đây.

Sự khác nhau giữa MBL và HBL

Những lưu ý về House Bill và Master Bill

MBL và HBL đều là các vận đơn thiết yếu của một lô hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi MBL tracking và HBL tracking. 

  • Có trường hợp người xuất khẩu sẽ trực tiếp làm việc với hãng tàu hoặc vẫn Booking thông qua Forwarder nhưng yêu cầu Bill cấp là MBL. Đây là trường hợp chỉ có MBL không có HBL.
  • Những trường hợp chỉ có 1 MBL nhưng lại có nhiều HBL thường là hàng ghép Container (LCL). Khi có một hãng tàu vận chuyển nguyên Container, các Forwarder sẽ gom hàng lẻ và cung cấp HBL cho mỗi đơn hàng đó. Trường hợp này lô hàng sẽ xuất hiện 1 MBL, nhiều HBL, nhiều bill nối và lệnh nối.
  • Trường hợp xuất hiện nhiều HBL nhưng chỉ có 1 MBL nữa là khi Forwarder gom đơn hàng của những chủ hàng khác để di chuyển chung một chuyến tàu. Chỉ phát hành 1 MBL để tiết kiệm thời gian làm thủ tục và chi phí cho vận đơn.

Trên đây là một số thông tin về vận đơn House Bill of Lading và Master Bill of Lading. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về MBL là gì và HBL là gì , cũng như sự khác nhau giữa hai vận đơn này. Truy cập các bài viết khác để tìm hiểu thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhé.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...