Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, nhiều người vẫn còn chưa biết rõ những thuật ngữ hàng không phổ biến để phục vụ cho công việc và tìm hiểu thêm kiến thức cho xuất nhập khẩu. Cùng Cargonow tìm hiểu những thuật ngữ hàng không được dùng thường xuyên qua bài viết này nhé!
Những thuật ngữ hàng không phổ biến trong giao nhận hàng hóa
Dưới đây là những thuật ngữ hàng không trong quá trình giao nhận hàng hóa mà ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng cần biết. Cùng tìm hiểu các thuật ngữ hàng không cơ bản dưới đây nhé!
A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
AWB – Airway Bill: vận đơn hàng không, lại được chia thành MAWB – Master Airway Bill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành) và HAWB – House Airway Bill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
Airport of departure : Tên sân bay xuất phát.
Issuing carrier’s name and address: Tên cũng như địa chỉ của người phát hành ra vận đơn
Routine : Tuyến đường
Accounting information: Thông tin thanh toán
Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
FTC – Forwarder’s Certificate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
Charges codes : Mã thanh toán
Declare value for carriage : Giá trị kê khai khi vận chuyển
Declare value for customs : Giá trị khai báo hải quan
Number of pieces: Số lượng kiện hàng
Shipper of certification box: Ô ký dành cho bên gửi hàng
Carrier of execution box : Ô ký của người chuyên chở
Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế
Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
Tìm hiểu thêm: Vận tải hàng không là gì?
Thuật ngữ hàng không tại đại lý/phòng vé máy bay
Dưới đây là những từ vựng hữu ích thường xuyên sử dụng trong quá trình sử dụng để giao tiếp tại phòng vé hoặc đại lý vé máy bay.
One-way ticket : Vé một chiều
Round-trip : Bay khứ hồi
Book : đặt vé
Layover : Điểm dừng
Passenger : Hành khách
Depart : Chuyến bay
Terminal : Nhà ga
Agent : Đại lý
Confirmation : Xác nhận
Tax : Thuế
Cancel : Huỷ chuyến đi
Reroute : Thay đổi hành trình
Mileage: Dặm bay
Surcharge : Phí phụ thu
Ticket exchange: Đổi vé máy bay
Preference : Ưu tiên
Transfer point : Điểm trung chuyển
Scale : Cân, đo
Code : Mã đặt chỗ
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về những thuật ngữ hàng không phổ biến được dùng thường xuyên trong quá trình xuất nhập khẩu. Nếu bạn đọc có thắc mắc hay tìm hiểu thêm những kiến thức về Logistics có thể truy cập website Cargonow.vn để đọc thêm những bài viết khác!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.