Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đang chiếm hơn 90% lưu lượng hàng hóa trên toàn thế giới. Cùng với đó, những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đều cần biết đến thuật ngữ ocean freight. Đối với hầu hết các lô hàng, đều cần phải chi trả khoản phí này. Vậy ocean freight là gì? Ai chịu trách nhiệm trả phí này? Bài viết dưới đây của Cargonow sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!
Ocean Freight là gì?
Ocean freight được viết tắt là O/F hay còn gọi là Sea freight, được hiểu đơn giản là cước biển do hãng tàu thu.
Ocean freight giải thích theo vận tải biển quốc tế là phương thức vận tải biển, để phân biệt với các phương thức khác như Air freight (vận chuyển đường hàng không). Sea freight là một phần quan trọng của quá trình giao thương quốc tế, cho phép vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, qua các vùng lãnh thổ khác nhau.
Trong vận chuyển đường biển, O/F không cố định và có thể thay đổi tùy vào chính sách của từng hãng tàu khác nhau.
Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về cước biển, hãng tàu sẽ thông báo về cước biển mới cho người xuất khẩu trong thời gian sớm nhất trước khi áp dụng công khai. Do đó, chủ hàng cần nắm được thông tin về O/F để đảm bảo cho tình hình tài chính của mình.
Ai chịu trách nhiệm trả phí ocean freight?
Với những ai mới tham gia thị trường xuất nhập khẩu sẽ còn thắc mắc không biết ai sẽ chịu trách nhiệm trả ocean freight? Tùy thuộc vào điều kiện giữa người mua và người bán thỏa thuận, việc trả cước biển sẽ được quy định trong hợp đồng thương mại.
Sau khi hợp đồng được ký kết, hãng tàu sẽ thu ocean freight của người xuất khẩu (shipper) hoặc người nhập khẩu (consignee) theo quy định trong hợp đồng.
Thông thường, nếu không có thỏa thuận gì thêm thì dựa vào điều kiện áp dụng của Incoterms có thể biết được ai sẽ là người chịu trách nhiệm trả cước biển như sau:
- Shipper sẽ trả trong các điều kiện: CIP, CPT, CFR, DDP, CIF, DAT, DAP
- Consignee sẽ trả trong các điều kiện: FCA, FAS, FOB, EXW
Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế, hợp đồng ngoại thương có thể quy định về việc chi trả ocean freight khác đi ít nhiều tùy theo nhu cầu của các bên mua bán.
Ví dụ: mặc dù điều kiện hợp đồng ngoại thương là FOB, nhưng các bên có thể thỏa thuận thêm rằng người bán sẽ thay mặt người mua trả ocean freight. Do đó, cước biển vẫn là trả trước (Prepaid) tại cảng xếp, thay vì trả sau (Collect) tại cảng đích.
Các loại phụ phí phổ biến trong vận chuyển đường biển?
Ngoài việc phải chi trả cho cước biển thì người bán và người mua còn phải chịu trách nhiệm chi trả cho các phụ phí khác nữa.
Dưới đây là những loại phụ phí khác phổ biến trong quá trình xuất nhập khẩu:
Phụ phí của hàng xuất
- Phí THC (Terminal Handling Charge): phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng xuất khẩu.
- Phí seal container: phí trả cho hãng tàu để mua seal niêm phong cho container.
- Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…
- Phí CFS (Container Freight Station fee): chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ cảng vào kho CFS; chỉ thu đối với hàng lẻ – LCL
- Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí phát hành Vận đơn cho lô hàng.
- Phí AFR (Advance Filing Rules): là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa trước khi nhập khẩu vào Nhật.
- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á.
- Phí ENS (Entry Summary Declaration): là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU).
Phụ phí của hàng nhập
- Phí THC (Terminal Handling Charge): phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng nhập khẩu.
- Phí D/O (Delivery Order fee): Phí phát lệnh giao hàng.
- Phí Handling (Handling fee): phí làm hàng liên quan đến chứng từ, giao nhận.
- Phí CFS (Container Freight Station fee): chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ cảng vào kho CFS, chỉ thu với hàng lẻ – LCL
- Phí CCF (Cleaning Container Fee): là phí vệ sinh container để có thể vận chuyển hàng hóa được đảm bảo chất lượng.
- Phí CIC (Container Imbalance Charge): phí mất cân bằng container, là phụ phí vận chuyển vỏ container rỗng.
Phụ phí khác
- Phí PCS (Port Congestion Surcharge): phụ phí tắc nghẽn cảng
- Phí PSS (Peak Season Surcharge): phụ phí mùa cao điểm
- Phí LSS (Low Sulfur Surcharge): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
- Phí CAF (Currency Adjustment Factor): phụ phí biến động tỷ giá hối đoái.
- Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): phụ phí thu bù cho phát sinh từ phí nhiên liệu.
- Phí SCS (Suez Canal Surcharge): là phụ phí qua kênh đào Suez
Phí ocean freight của một số tuyến đường biển hiện nay
Trên thực tế, cước biển được quy định riêng theo từng hãng tàu khác nhau. O/F phụ thuộc nhiều vào thời điểm, mùa vụ, tuyến vận chuyển và theo từng loại hàng hóa nữa.
Sau đây là một số cước biển tham khảo cho hàng nguyên cont FCL tại thời điểm này:
Cont 20’ (USD) | Cont 40’ (USD) | Thời gian vận chuyển | |
Việt Nam – Trung Quốc | 2200-3000 | 4500-5500 | 7-15 ngày |
Việt Nam – Nhật Bản | 2800-3500 | 4800-5600 | 10-20 ngày |
Việt Nam – Hàn Quốc | 2700-3400 | 4600-5400 | 10-20 ngày |
Việt Nam – Úc | 2200-2800 | 4200-4800 | 10-25 ngày |
Việt Nam – Ấn Độ | 2600-3100 | 4900-5600 | 15-25 ngày |
Việt Nam – Châu Mỹ | 7500-8500 | 9200-10200 | 30-45 ngày |
Việt Nam – Châu Âu | 5000-6000 | 9000-10000 | 45-50 ngày |
Việt Nam – Châu Phi | 3000-4000 | 3600-4600 | 25-30 ngày |
Qua bài viết trên, Cargonow đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan đến ocean freight là gì, ai là người chịu trách nhiệm trả cước biển? Bên cạnh đó, những phụ phí phổ biến trên đường biển cũng được nêu rõ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0986.710.732 để được tư vấn miễn phí nhé!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.