Phytosanitary certificate là gì? Quy trình thực hiện giấy chứng nhận kiểm dịch

Phytosanitary certificate là gì? Quy trình thực hiện giấy chứng nhận kiểm dịch

Nội dung bài viết
()

Trước khi hàng hóa được xuất khẩu thì một số hàng hóa cần thực hiện thủ tục là kiểm dịch thực vật. Theo đó Phytosanitary certificate hay còn được gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch là loại giấy chứng nhận xuất nhập khẩu bắt buộc phải có. Vậy Phytosanitary certificate là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về loại giấy chứng nhận phổ biến này nhé!

phytosanitary certificate là gì?

Phytosanitary certificate là gì?

Phytosanitary certificate hay còn được gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch là giấy chứng nhận do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực phẩm cấp cho chủ hàng. Kiểm dịch là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại gây nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Đối với những mặt hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc từ thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo cùng với hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Đối với xuất khẩu thì cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên là để chứng minh hàng đã đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Kiểm dịch động vật, thực vật đều thuộc loại kiểm tra chất lượng nhà nước bắt buộc đối với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan.

Mặt hàng nào cần kiểm dịch 

Không phải mặt hàng nào có nguồn gốc từ thực vật đều bắt buộc phải cần kiểm dịch thực vật. Theo đó, căn cứ vào điều 1,2,3, Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh sách các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Thực vật: Gồm có cây và các bộ phận còn sống của cây.
  • Các sản phẩm của cây: Bao gồm có:
    • Các loại củ, quả, hạt, thân, hoa, lá, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
    • Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên ở dạng thô, xơ thực vật;
    • Bột, tinh bột có nguồn gốc từ thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
    • Cọng thuốc lá, thuốc lá, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và các loại thực vật thủy sinh;
    • Gỗ tròn, gỗ xẻ, mùn cưa, mùn dừa, pallet gỗ;
    • Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật;
    • Giá thể trồng cây có nguồn gốc từ thực vật.
  • Các loại nấm (trừ các loại nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
  • Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
  • Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại được phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và hoạt động nghiên cứu khoa học.
  • Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện phải kiểm dịch thực vật.
  • Trong trường hợp nếu như xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại điều này thì sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Nội dung và mẫu giấy Phytosanitary certificate

Những thông tin quan trọng có trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:

  • Tên & địa chỉ đơn vị xuất khẩu;
  • Tên & địa chỉ đơn vị nhập khẩu;
  • Số lượng hàng hóa;
  • Loại bao bì;
  • Ký, mã hiệu;
  • Nơi sản xuất;
  • Phương tiện vận chuyển;
  • Cửa nhập khẩu;
  • Tên và khối lượng sản phẩm;
  • Tên khoa học của thực vật,… 
Mẫu giấy chứng kiểm dịch hiện nay
Mẫu giấy chứng kiểm dịch hiện nay

Hồ sơ khi đăng ký kiểm dịch

Theo quy định, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
  • Trong trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải nộp bản chính.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (Trong trường hợp được quy định và bắt buộc).
  • Hợp đồng ngoại thương, Packing list, Vận đơn của lô hàng 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng nhập khẩu gồm có các bước như: 

Bước 1: Tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật.

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Sau đó cần nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Bước 3. Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Nếu như kiểm tra thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ. Còn ngược lại, trong trường hợp phát hiện thấy hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra vật thể
Cơ quan kiểm dịch tiến hành kiểm tra vật thể

Bước 4. Kiểm tra vật thể mẫu và cấp chứng nhận

Cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra vật thể và căn cứ vào đó để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì cần thông báo cho đơn vị biết và nêu rõ lý do.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm Phytosanitary certificate 

Chi cục làm kiểm dịch ở Hà Nội?

  • Địa chỉ: Số 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35.331.302
  • Fax: 04.35.332.118
  • Email: kdtv5.bvtv@mard.gov.vn
  • Địa bàn quản lý: Gồm có Thành phố Hà Nội, các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Sơn La.
  • Bộ máy quản lý: Phòng kiểm dịch thực vật xuất khẩu nhập khẩu, phòng hành chính tổng hợp và phòng kỹ thuật.

Một số văn bản pháp luật liên quan đến kiểm dịch thực vật 

Các văn bản pháp luật có liên quan tới kiểm dịch thực vật bao gồm: 

Thời gian làm giấy kiểm dịch trong bao lâu? 

Thời gian làm giấy kiểm dịch trong bao lâu luôn là thắc mắc của khá nhiều đơn vị. Theo đó trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu như đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì Cục Thú y sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong trường hợp nếu như thời gian kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi tới doanh nghiệp.

Trên đây là giải đáp một số thông tin về Phytosanitary certificate là gì, hướng dẫn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Phytosanitary certificate ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Tìm hiểu thêm: Chứng thư hun trùng là gì?

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...