Quota là gì? Các hình thức quota phổ biến hiện nay

Quota là gì? Các hình thức quota phổ biến hiện nay

Nội dung bài viết
()

Quota hay hạn ngạch thương mại, hạn ngạch xuất nhập khẩu là những hạn chế trong thương mại được chính phủ đưa ra. Mục tiêu của quota là áp đặt giới hạn số lượng sản phẩm hoặc giá trị tiền tệ của hàng hóa mà một quốc gia có thể xuất nhập khẩu trong một thời kỳ cụ thể. Nội dung chính của bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quota là gì tại Việt Nam.

Quota là gì

Quota là gì?

Quota – hạn ngạch là gì? Quota là những quy định của chính phủ thể hiện giới hạn tối đa về số lượng, khối lượng hay giá trị của hàng hóa được phép xuất nhập khẩu trong hợp đồng ngoại thương. Nội dung của quota sẽ giới hạn theo thị trường và thời gian xuất nhập khẩu (thường là 1 năm).

Đặc điểm của quota:

  • Tính pháp lý không cao, khó minh bạch và dễ bị biến tướng.
  • Thời gian áp dụng hạn ngạch thường là 1 năm.
  • Quota chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng đặc biệt và có ảnh hưởng đến sự phát triển chung đối với nền kinh tế.

Mục tiêu của quota:

  • Bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Quota vừa thúc đẩy hoạt động sản xuất nội địa, vừa đảm bảo quyền, lợi ích của đơn vị sản xuất trong nước.
  • Cân bằng giữa lượng sản xuất và lượng tiêu dùng. Hàng hóa nhập khẩu được giới hạn về số lượng nên nguồn cung trong nước được giữ ở mức ổn định, cán cân cung cầu không bị lệch quá nhiều.
  • Bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
  • Bảo tồn văn hóa dân tộc.
  • Đảm bảo lượng tiền ngoại tệ cân bằng.
  • Giữ vững cam kết của chính phủ về hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.

Các hình thức quote phổ biến hiện nay 

Hạn ngạch xuất khẩu

Theo pháp luật Việt Nam, hạn ngạch xuất khẩu là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật 05/2017/QH14, khái niệm hạn ngạch xuất khẩu được định nghĩa như sau:

Hạn ngạch xuất khẩu là những biện pháp được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để hạn chế khối lượng, số lượng và giá trị của hàng hóa được xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam.

Hạn ngạch nhập khẩu 

Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Luật 05/2017/QH14, khái niệm hạn ngạch nhập khẩu được xác định như sau:

Hạn ngạch nhập khẩu là những biện pháp được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để hạn chế khối lượng, số lượng và giá trị của hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam.

Phân loại hạn ngạch nhập khẩu như sau:

  • Hạn ngạch nhập khẩu quốc gia: áp dụng cho thị trường nhập khẩu là cả quốc gia cụ thể.
  • Hạn ngạch nhập khẩu khu vực: áp dụng cho thị trường nhập khẩu là cả một khu vực bao gồm nhiều quốc gia. Ví dụ khu vực Đông Nam Á, châu Á…
  • Hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu: áp dụng cho thị trường nhập khẩu là tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ còn lại của thế giới.

Ngoài ra, các hạn ngạch để hạn chế nhập/xuất khẩu còn được quy định kèm theo quản lý bằng biện pháp thuế nên được gọi chung là hạn ngạch thuế quan. Vậy hạn ngạch thuế quan là gì? Hạn ngạch thuế quan, hạn ngạch thuế quan xuất/nhập khẩu là những biện pháp được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định khối lượng, số lượng, trị giá của hàng hóa xuất/nhập khẩu với thuế suất áp dụng cụ thể.

Tìm hiểu thêm: Inbound logistics là gì?

Logistics ngược là gì?

Điều kiện được sử dụng quota (hạn ngạch) 

Điều kiện sử dụng sử dụng quota theo pháp luật Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 18 Luật 05/2017/QH14, áp dụng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu khi hàng hóa thuộc các trường hợp sau:

  • Theo điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.
  • Đối với những loại hàng hóa đảm bảo cân đối vĩ mô, tăng trưởng theo từng thời kỳ.
  • Khi quốc gia nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo khoản 9 Điều 9 Nghị định 187/2013/NĐ-CP, đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch của nước nhập khẩu, Bộ Công Thương thống nhất với Hiệp hội ngành hàng và Bộ quản lý chuyên ngành để xác định hạn ngạch phù hợp.

Điều kiện sử dụng sử dụng quota theo hiệp ước quốc tế

Theo Điều XI – CATT/1994 (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994) đã quy định các nước thành viên không được sử dụng biện pháp hạn ngạch. Lý do chủ yếu vì những biện pháp này không minh bạch, dễ biến tướng, tạo cơ hội cho phát sinh tiêu cực.

Điều XVIII – GATT/1994, WTO (Tổ chức thương mại quốc tế) cho phép áp dụng các biện pháp hạn ngạch trong trường hợp:

  • Hạn chế tạm thời , ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm quá mức về lương thực, thực phẩm hay những hàng hóa thiết yếu khác.
  • Bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại, cán cân thanh toán.
  • Sự thâm hụt về dự trữ tiền tệ trầm trọng, dự trữ quá ít hoặc phải nâng cao mức dự trữ.
  • Các nước đang phát triển được phép áp dụng hạn ngạch để đẩy mạnh kinh tế và bảo vệ một số ngành công nghiệp quốc gia.
  • Bảo vệ đạo đức xã hội, sức khỏe con người và những loài động thực vật quý hiếm.
  • Bảo vệ sức khỏe con người.
  • Xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia có liên quan đến lịch sử, khảo cổ, văn hóa nghệ thuật, tài nguyên khan hiếm.

Để áp dụng được các quy định trên, WTO yêu cầu các thành viên bắt buộc phải kèm theo các điều kiện:

  • Hạn chế sản xuất hoặc tiêu dùng trong quốc gia.
  • Cam kết không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia thành viên khác. Đồng thời, cần nới lỏng biện pháp khi tình hình đã có thể kiểm soát. Cuối cùng dỡ bỏ hoàn toàn khi đã hồi phục nhằm đáp ứng nguyên tắc chung.
  • Công bố thời gian áp dụng cụ thể và những thay đổi trong quá trình áp dụng nếu có.

Ưu và nhược điểm của quota (hạn ngạch)

Ưu và nhược điểm của quota
Ưu và nhược điểm của quota

Ưu điểm của quota

Áp dụng quota mang tới nhiều lợi ích về hoạt động thương mại quốc tế cho Việt Nam. Góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước và phát triển chung của khu vực, thế giới.

Quản lý tốt cán cân thương mại trong nước nhờ kiểm soát lượng hàng hóa được đưa vào và đưa ra Việt Nam. Từ đó, có sự điều chỉnh, điều tiết phù hợp với cung – cầu của người tiêu dùng nội địa.

Quota giúp tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động lao động sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm của quota

Chính phủ không thu được lợi nhuận từ các quy định quota. Doanh nghiệp sản xuất trong nước là đơn vị sẽ thu được phần lợi nhuận này. Với những đơn vị lớn, phát triển mạnh có thể tiến dần đến mức độc quyền về loại hàng hóa đó và ảnh hưởng xấu đến thị trường trong nước.

Người tiêu dùng nội địa khó tiếp cận những mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, giảm sự lựa chọn thay thế và có thể đẩy hàng hóa nhập khẩu lên mức giá cao.

Quota có thể trở thành rào cản đối với những nước đang phát triển như Việt Nam có thị trường xuất khẩu hướng tới là các quốc gia phát triển hoặc cường quốc như Nhật Bản, Mỹ…

Phân biệt giữa hạn ngạch và thuế quan

Tính chất bảo hộ của hạn ngạch và thuế quan đối với hàng hóa trong nước tương đối giống nhau. Tuy nhiên, giữa hạn ngạch và thuế quan có nhiều sự khác biệt. Bạn đọc có thể phân biệt 2 loại này thông qua bảng chi tiết dưới đây:

Tiêu chíHạn ngạchThuế quan
Đối tượng tác độngHạn ngạch tác động vào khối lượng, số lượng và giá trị hàng hóa Tác động vào giá hàng hóa xuất/nhập khẩu
Nguồn thu ngân sáchKhông mang lại nguồn thu ngân sách nhà nướcMang lại nguồn thu ngân sách nhà nước
Khi doanh nghiệp trong nước tăng giá sản phẩmNgười dùng bị ngăn không chuyển sang hàng nhập khẩu được do số lượng có hạnNgười dùng chuyển sang mua hàng nhập khẩu
Khi giá hàng hóa thế giới giảmLượng hàng nhập khẩu không tăng, sản xuất và tiêu dùng nội địa không đổiGiá trong nước giảm → người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng ngoại → hàng hóa nhập khẩu tăng → hàng sản xuất trong nước giảm.
Tính pháp lýKhông có tính pháp lý cao. Khi đưa qua quota đều phải có điều kiện kèm theoCó tính pháp lý cao, được quy định rõ ràng trong hiến pháp
Thời gian áp dụngThường có thời hạn trong 1 nămCó thời hạn trong nhiều năm cho tới khi xuất hiện bất cập cần sửa đổi
Mức độ công bằngThấp hơnCao hơn
Mức độ được công nhậnWTO hiện chưa công nhậnThuế quan được WTO công nhận là 1 trong những công cụ được sử dụng trong thương mại quốc tế
Mức độ độc quyền của doanh nghiệpCó thể biến một doanh nghiệp mạnh thành độc quyềnKhó có thể biến doanh nghiệp mạnh thành độc quyền
Khả năng dự đoán lượng hàng hóa nhập khẩu trong 1 nămCó thể dự đoánKhông thể dự đoán

Nội dung chính của bài viết đã mang tới thông tin về quota là gì, các hình thức quota phổ biến, điều kiện sử dụng và ưu nhược điểm của quota. Bên cạnh đó, bài viết cũng giúp bạn đọc phân biệt giữa hạn ngạch và thuế quan – hai trong số các công cụ được nhà nước Việt Nam sử dụng để bảo vệ nền sản xuất của nước nhà. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì về hạn ngạch thương mại, hạn ngạch xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Tìm hiểu thêm: Cross docking trong xuất nhập khẩu

Logistics là ngành gì?

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...