Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển đã quá quen thuộc và được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu quy trình này một cách chi tiết nhất, bởi vậy mà nhiều doanh nghiệp thường gặp không ít khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin cụ thể về quy trình xuất khẩu hàng hóa ngay tại bài viết dưới đây!
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chi tiết nhất
Làm thế nào để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài bằng đường biển thuận lợi và nhanh chóng nhất? Để giải đáp câu hỏi này, hãy tham khảo ngay quy trình xuất khẩu hàng hóa của chúng tôi ngay tại đây.
Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng
Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa, khâu quan trọng đầu tiên đó chính là đàm phán thành công và đi tới ký kết hợp đồng ngoại thương cho việc xuất khẩu đơn hàng. Đây là bước quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu
Hàng hóa sẽ không được xuất ra nước ngoài nếu không có giấy phép xuất khẩu. Bởi vậy, doanh nghiệp cần xin được giấy phép xuất khẩu để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa và các bạn nên tiến hành xin loại giấy phép dạng xin cấp một lần nhưng dùng được nhiều lần.
Trong một hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu sẽ bao gồm: đơn xin cấp phép, hợp đồng xuất khẩu và báo cáo tình hình thực hiện.
Bước 3: Đặt booking và lấy Container rỗng
Việc đặt booking tàu sẽ phụ thuộc vào tiến trình bạn đàm phán hợp đồng như thế nào để xác định các chi phí vận tải và các chi phí khác sẽ thuộc về bên người bán hay bên người mua.
Nếu đơn hàng của bạn được thỏa thuận theo điều kiện CIF thì bạn phải liên hệ với bên Forwarder hoặc hãng tàu để tìm được giá tàu tốt nhất cho việc vận chuyển đơn hàng. Còn nếu thỏa thuận theo điều kiện FOB thì bạn không cần liên hệ hãng tàu đặt booking mà người nhận hàng sẽ là người đặt booking.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về quy trình lấy container rỗng tại cảng như sau: Sau khi xuất CIF, bạn tới cảng để đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng. Việc này sẽ giúp xác nhận với hãng tàu là bạn đã đồng ý lấy container rỗng và seal. Còn trong trường hợp xuất bằng FOB, bạn sẽ nhận được transport confirmation và mang đi đổi lấy booking và thực hiện các bước tiếp theo tương tự như CIF.
Bước 4: Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ xuất khẩu
Sau khi đã lấy được booking từ hãng tàu, bạn cần nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị hàng hóa để đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Đồng thời, bạn cũng cần hoàn chỉnh các hồ sơ giấy tờ và chứng từ cần thiết kèm theo hàng hóa.
Bước 5: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng
Đây là bước rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Trong khâu này doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với các loại giấy tờ, chứng từ như: Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, phiếu hạ hàng, giấy giới thiệu… để xuất trình cho Cục hải quan kiểm tra và họ sẽ đưa ra quyết định thông quan cho lô hàng của doanh nghiệp.
Bước 6: Mua bảo hiểm, làm CO (nếu có)
Bạn nên thực hiện mua bảo hiểm cho hàng hóa để giúp phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh được trong quá trình vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa. Bạn có thể liên hệ với các công ty chuyên về bảo hiểm để mua bảo hiểm cho đơn hàng của mình. Mức phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Nếu đơn hàng xuất đi theo điều kiện CNF hoặc FOB thì không cần phải mua bảo hiểm.
Việc làm CO sẽ do thỏa thuận giữa hai bên và theo quy định pháp luật của mỗi nước. Nếu người nhập khẩu yêu cầu thì bên xuất khẩu sẽ tìm hiểu thủ tục cấp CO tại nước xuất khẩu.
Bước 7: Giao hàng lên tàu
Sau khi hàng hóa đã được thông quan, doanh nghiệp cần phải cung cấp bill chi tiết cho hãng tàu để lên vận đơn (việc này cần phải làm trước thời gian closing time và trước bước trục xuất). Khi bạn nhận được vận đơn đường biển (có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill) là đã hoàn tất việc giao hàng hóa cho tàu
Bước 8: Gửi chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
Người làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận hun trùng và vận đơn đường biển. Gửi cho bên nhập khẩu trước khi hàng đến nơi và nhận thanh toán. Nếu trường hợp, doanh nghiệp thanh toán bằng LC thì cần phải nộp đầy đủ bộ chứng từ đến cho bên ngân hàng bảo lãnh thông báo.
Một số câu hỏi thường gặp
Vận chuyển đường biển mất bao lâu?
– Tùy thuộc vào khoảng cách giữa cảng đi đến cảng đích mà thời gian sẽ khác nhau. Đối với các nước Đông Nam Á từ Việt Nam đi thì mất 4 – 10 ngày.
– Còn đối với các nước châu Âu, châu Mỹ thì thường thời gian vận chuyển đường biển sẽ mất 20-40 ngày.
Ưu điểm của vận chuyển bằng đường biển?
– Năng lực vận chuyển lớn;
– Đây là phương thức vận chuyển thích hợp cho tất cả các loại hàng hóa. Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải;
– Chi phí xây dựng các tuyến đường thấp và phần lớn là tự nhiên.
– Giá thành vận tải thấp;
– Cự ly vận chuyển trung bình lớn;
– Tiêu hao nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp.
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.