Trong giao nhận hàng hóa, Shipping Mark là một cụm từ xuất hiện phổ biến. Bạn có thể bắt gặp nhãn dán vận chuyển trên những thùng carton khi nhận hàng hóa. Vậy mục đích của Shipping Mark là gì? Shipping Mark có vai trò gì trong giao nhận hàng hóa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về nhãn hiệu vận chuyển nhé!
Shipping mark là gì?
Shipping Mark theo tiếng Việt có nghĩa là nhãn dán vận chuyển. Chúng có thể được viết dưới dạng chữ, chữ số hay ký hiệu. Sau đó nhãn hiệu vận chuyển sẽ được dán hoặc in lên những thùng carton vận chuyển. Việc dán Shipping mark đầy đủ thông tin sẽ giúp cho đơn hàng được xử lý nhanh chóng và gọn gàng hơn.
Mục đích của Shipping Mark là gì?
Để hạn chế được tình trạng giao hàng nhầm. Hay hàng hóa gặp phải sự cố tai nạn, mất mát, phạt hải quan hoặc thiệt hại do bảo quản không đúng cách thì mỗi đơn vị gói hàng (thùng carton) phải được đánh dấu chính xác và đầy đủ nhãn hiệu vận chuyển theo yêu cầu. Theo đó mục đích của Shipping Mark là :
- Thứ nhất, mang tới những thông tin cần thiết về đơn hàng cho người vận chuyển và tất cả những người tham gia vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ trong quá trình vận chuyển.
- Thứ hai, giúp người nhận hàng biết được đơn hàng của mình, quá trình kiểm tra trước khi nhận hàng cũng thuận tiện hơn.
- Thứ ba, giúp ích cho đơn vị vận chuyển khi xử lý những thùng carton cũng như quá cảnh mà không làm hư hỏng tới những sản phẩm bên trong.
Các dạng Shipping Mark trong vận chuyển Quốc Tế
Hiện nay, có rất nhiều các loại Shipping Mark khác nhau. Và mỗi loại nhãn hiệu vận chuyển sẽ có vai trò riêng. Một số dạng Shipping Mark phổ biến trong vận chuyển quốc tế có thể kể tới như:
- Dạng viết tay
- Bản in
- Ảnh chụp văn bản
- Hình vẽ
- Hình chụp
- Dấu hiệu, con dấu
- Nhãn đúc
- Nhãn chạm, khắc lên bao bì của hàng hóa.
Vai trò của Shipping Mark trong giao nhận hàng hóa
Shipping Mark đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong giao nhận hàng hóa. Bởi vì:
- Khi có shipping mark, quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn, thời gian giao hàng sẽ được rút ngắn. Bởi vì nhờ nhãn hiệu vận chuyển mà đơn vị vận chuyển có thể nhận dạng được hàng hóa và nắm rõ được tính chất của hàng hóa. Để từ đó xử lý trong quá trình vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Hạn chế sai sót về mặt hàng cũng như thất thoát và mất mát xảy ra trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản. Ngoài ra khi vận chuyển và bảo quản sai cách cũng sẽ không bị phạt hải quan.
- Nhờ vào nhãn hiệu vận chuyển mà những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng. Từ đó sẽ giúp hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí bị đội lên cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu vì sự chậm trễ.
Các thông tin cần có trên Shipping Mark
Tùy thuộc vào quy mô mà các đơn vị, doanh nghiệp sẽ có nhãn hiệu vận chuyển khác nhau. Có nhiều ngành hàng hoặc đơn vì chỉ cần đưa ra những thông tin cần thiết và đầy đủ là được. Nhưng cũng có nhiều ngành hàng yêu cầu cần phải có đầy đủ những thông tin trên shipping mark.
Không có bất kỳ một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể về các thông tin cần có trên Shipping Mark. Theo đó các thông tin trên nhãn hiệu vận chuyển đều dựa vào thỏa thuận riêng giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, Shipping Mark phải thể hiện được những thông tin cơ bản sau :
- Tên hàng (bằng tiếng Anh)
- Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
- Mã ký hiệu hàng hoá
- Tên đơn vị nhập khẩu
- Thứ tự các kiện hàng hoá
- Nhà sản xuất
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin trên shipping mark như: Số hợp đồng/Invoice,…
Nên dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu?
Dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu là đúng? Theo đó dưới đây là một số vị trí bạn có thể dán nhãn hiệu vận chuyển:
- Thông thường, Shipping mark được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất. Điều này giúp cho người mua dễ dàng đọc được các thông tin đầy đủ cũng như những quy định mà không phải tháo bao bì hay tháo rời các phần của sản phẩm.
- Đối với những loại hàng hóa không thể được mở bao bì, ở bên ngoài bao bì, bạn cần thể hiện được đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện được đầy đủ các thông tin thì phải có các thông tin quan trọng và cần thiết về đơn vị sản xuất cũng như về mặt hàng.
Ví dụ về Shipping Mark
Để hiểu rõ hơn về Shipping Mark nghĩa là gì thì dưới đây là một ví dụ cụ thể bạn có thể tham khảo:
Một đơn vị sản xuất thực phẩm của Ý cần gửi hai hộp nước sốt Fresh Pizza Sauce loại 5kg/hộp cho một nhà nhập khẩu tại New York, Hoa Kỳ. Công ty Thực phẩm Ý đặt hai hộp nước sốt Pizza tươi vào một hộp carton để giao tới nhà nhập khẩu. Một công văn sẽ được thực hiện thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty.
- Shipping Mark đính kèm trên 2 hộp nước sốt gồm những thông tin như: Mô tả hàng hóa, số lô, ngày sản xuất, ngày hết hạn, trọng lượng tịnh.
- Shipping Mark đính kèm trên thùng carton gồm có các thông tin như: Mô tả hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thông tin xử lý, loại và số lượng gói bên trong, khối lượng tịnh, tổng khối lượng, các thông tin về người nhận hàng như địa chỉ, số điện thoại,…
Trên đây là một số thông tin về Shipping mark, vai trò của Shipping mark trong giao nhận hàng hóa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về dán nhãn vận chuyển ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.