SOC là gì? Cách phân biệt giữa SOC và COC đơn giản nhất

SOC là gì? Cách phân biệt giữa SOC và COC đơn giản nhất

Nội dung bài viết
()

Những ai làm trong ngành xuất nhập lâu năm có thể quen thuộc với thuật ngữ SOC. Còn với ai mới bước chân vào nghề thì SOC có thể là khái niệm mới. Vậy SOC là gì? Những lợi ích của SOC đối với doanh nghiệp? Sự khác nhau giữa SOC và COC như thế nào? Cùng Cargonow tìm hiểu chi tiết về SOC qua bài viết dưới đây nhé! 

SOC là gì

SOC là gì?

SOC là gì? SOC là viết tắt của từ Shipper Owned Container, SOC thuộc quyền sở hữu của shipper (người xuất khẩu/người bán), nghĩa là họ tự mua Container chứ không sử dụng container của hãng tàu nữa. Trong hoạt động giao thương quốc tế, người bán chỉ cần đặt chỗ trên tàu, không phải chi trả các chi phí liên quan đến container nữa và quy trình xuất khẩu giống như bình thường.

Consignee ( người nhận hàng/người nhập khẩu) khi lấy hàng xong ở kho riêng sẽ không cần trả lại container rỗng cho hãng tàu hay trả phí DEM/DET cho hãng tàu vì container không thuộc sở hữu của hãng tàu. Consignee có thể giữ lại container hoặc xuất trả cho shipper, tùy theo thỏa thuận giữa hai bên ký kết.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thuật ngữ COC, được viết tắt của Carrier Owned Container, COC thuộc quyền sở hữu của hãng tàu/đơn vị chuyên chở. Đây là hình thức được sử nhiều nhiều hơn so với SOC.

Tại Việt Nam, SOC trong những năm gần đây trở nên phổ biến hơn so với trước. SOC sẽ hữu ích khi điểm đích cuối cùng ở rất xa so với cảng biển và mất nhiều thời gian để vận chuyển container từ cảng đến nhà máy, cũng như mang trả lại container cho hãng tàu. 

Chi phí để mua container dao động:

  • Container 20 feet: 1300-2000 USD/container
  • Container 40 feet: 1800-3000 USD/container 

Việc sở hữu container riêng sẽ giúp cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều hàng tháng tiết kiệm rất nhiều chi phí và sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài.

Những lợi ích của SOC 

Lợi ích của SOC trong hoạt động giao thương

Việc sở hữu container SOC sẽ giúp cho người gửi hàng đảm bảo được sự kiểm soát,linh hoạt và chủ động hơn trong việc vận chuyển các lô hàng.

Kiểm soát chuỗi cung ứng

Người gửi hàng có thể kiểm soát được container, chất lượng container và chủ động đóng hàng hóa khi có nhu cầu xuất khẩu. Một số nơi, sự bất cân đối giữa lượng hàng xuất và nhập sẽ khiến bị thiếu hụt container, dẫn đến sự khan hiếm. Vậy sử dụng SOC sẽ tối ưu hơn COC.

Kiểm soát chi phí

Khi sử dụng COC, doanh nghiệp sẽ chịu thêm những chi phí DEM( lưu container tại bãi) và DET (lưu container tại kho) nếu sử dụng hết thời gian free time hãng tàu áp dụng. Phí lưu container tại bãi có thể lên tới 15-20 USD/ngày. Nếu sử dụng SOC thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những chi phí này nếu muốn giữ container trong khoảng thời gian dài. 

Bên cạnh đó, những khu vực có quy trình thông quan, thủ tục hải quan phức tạp và bị gây khó dễ bởi những người vận hàng biển thì SOC sẽ có lợi ích hơn.

Ưu và nhược điểm của SOC là gì?

SOC cũng như các hình thức khác, bên cạnh những ưu điểm, tiện ích thì cũng có những nhược điểm bạn cần biết dưới đây: 

Ưu điểm

  • Container thuộc sở hữu của shipper nên consignee có thể sử dụng container để lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài
  • Tiết kiệm chi phí khi không phải trả những phí DEM/DET nếu giữ container trong thời gian dài
  • Không mất chi phí container như khi thuê container của hãng tàu
  • Shipper có thể tự quản lý container của mình, không sợ khi hãng tàu cấp container không đảm bảo tiêu chuẩn để bảo quản hàng hóa của họ
  • Đối với những hàng hóa vải vóc, mây tre đan không được thấm nước, có thể bị hư hỏng khi đi qua những vùng mưa bão. Vì thế, nếu sử dụng container riêng thì doanh nghiệp tự quản lý và bảo trì container bất cứ lúc nào

Nhược điểm

  • Lúc đầu sẽ tốn chi phí lớn: từ 1000-3000 USD, tùy thuộc vào từng loại container
  • Mất thời gian để quản lý và bảo trì container khi cần
  • Bên cạnh đó, bạn cũng phải trả “phí quản lý” khi sở hữu container riêng. Ví dụ như chi phí lưu container rỗng, chi phí lưu kho, kiểm kê,..

Cách phân biệt giữa SOC và COC là gì?

phân biệt giữa SOC và COC

SOC và COC – nhiều người vẫn chưa biết cách để phân biệt và muốn so sánh để lựa chọn hình thức phù hợp với doanh nghiệp. Dưới đây là bảng so sánh để bạn tham khảo :

Tiêu chíSOCCOC
Khái niệmShipper Owned Container (SOC), Container thuộc quyền sở hữu của shipper Carrier Owned Container (COC), Container thuộc quyền sở hữu của hãng tàu
Chức năng Có thể giữ container trong thời gian dài, tự quyền quản lý container Giữ container trong thời gian quy định của hãng tàu 
Chi phí Mất chi phí cao ban đầu để mua container: từ 1300-3000 USD, tùy theo từng containerMất chi phí khi thuê container từ hãng tàu, nếu sử dụng hết free time DEM/DET thì trả thêm 15-20 USD/ngày. 
Đặc điểmKhông có hình ảnh logo, mã hiệu của container sẽ bắt đầu là NONE Sẽ có logo của hãng tàu trên container, mã hiệu được in bằng 4 chữ tương đương với mã SCAC.
Địa điểm giao hàng Thích hợp với những địa điểm giao hàng xa cảng, mất nhiều thời gian để di chuyển trên đường và tốn chi phí Thích hợp với những địa điểm giao hàng gần cảng hơn
Đối tượng sử dụngNhững doanh nghiệp xuất hàng hóa thường xuyên, hàng tháng, thời gian cần lưu hàng hóa lâu Những doanh nghiệp thỉnh thoảng, ít khi xuất hàng 
Sự khác nhau giữa COC và SOC

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về SOC là gì? COC là gì? Những điểm khác nhau giữa SOC và COC? Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn những dịch vụ liên quan đến trao đổi hàng hóa và xuất nhập khẩu. Bạn đọc có thể tham khảo những nghiệp vụ khác trên website Cargonow của chúng tôi. 

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...