Switch bill of lading là chứng từ quan trọng trong hoạt động mua bán 3 bên. Switch bill được coi là vận đơn đặc biệt. Vậy Switch bill of lading là gì? Switch bill sử dụng như thế nào? Những điều kiện Incoterms nào được áp dụng khi dùng Switch bill? Hãy cùng Cargonow tìm hiểu chi tiết về Switch bill qua bài viết dưới đây nhé!
Switch bill of lading là gì?
Khái niệm
Switch bill of lading hay còn gọi là Switch Bill (Switch B/L) , là vận đơn thay đổi. Vận đơn này cho phép thay đổi một số chi tiết trên B/L như tên mô tả hàng hóa, người gửi hàng (shipper), người nhận hàng (consignee),..
Switch bill of lading được biết đến là thuật ngữ thường dùng cho trường hợp có nhiều bên tham gia vào mua bán của một lô hàng, đặc biệt là mua bán 3 bên “ Cross trade “ hay “ Triangle”. Hiểu đơn giản hơn, vận đơn ban đầu được thay đổi để phù hợp với việc bảo mật thông tin của nhà sản xuất, tránh để người nhận hàng cuối cùng biết được thông tin của người bán đầu tiên (thường là nhà sản xuất).
Switch B/L of lading giúp cho quá trình giao thương, trung gian hoặc môi giới thương mại diễn ra một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Tìm hiểu thêm : Telex là gì trong xuất nhập khẩu?
Ví dụ về Switch B/L
Công ty A bán quần áo từ Việt Nam sang Singapore cho Công ty B. Sau đó, công ty B bán bạn lô hàng đó cho một khách hàng C ở Malaysia. Công ty B không muốn A và C biết nhau nên lựa chọn Switch B/L. Trên thực tế, lô hàng quần áo này đi từ Việt Nam sang luôn Malaysia, chứ không dừng lại ở Singapore. Công ty B sử dụng Switch bill vì những lý do sau đây:
- Không muốn công ty A biết khách hàng C : Nếu 2 bên biết nhau thì C sẽ mua hàng trực tiếp từ C, chứ không thông qua mua từ B nữa.
- Khi thanh toán thư tín dụng (L/C), phải dùng Switch bill: khi nhận vận đơn gốc công ty B sẽ phải đổi tên của shipper và consignee thì mới đúng theo yêu cầu của thỏa thuận L/C ban đầu với khách hàng C ( trong trường hợp công ty B không giấu A là bán cho khách hàng khác thì cảng xếp và dỡ hàng không thay đổi). Công ty B sẽ phải đổi cả tên shipper, consignee, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng khi mà giấu công ty A bán hàng cho khách hàng C.
- Giảm thuế cho khách hàng C: trường hợp thuế quần áo nhập từ VN thấp hơn, thuế nhập từ Singapore thì công ty B sẽ yêu cầu A làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO để giảm thuế cho lô hàng này. Đấy là trong trường hợp công ty B hợp thức hóa được CO chuyển thành tên công ty B và khách hàng C.
Điều gì có thể thay đổi và không thể thay đổi của Switch bill
Switch bill of lading có quy định về những nội dung có thể thay đổi và không thể thay đổi. Doanh nghiệp khi sử dụng Switch B/L cần lưu ý để tránh nhầm lẫn và xảy ra sự cố không mong muốn.
Những thông tin trên Switch bill có thể thay đổi được:
- Tên shipper/người bán, tên consignee/người mua, notify party
- Phần mô tả hàng hóa
Những thông tin không thể thay đổi được:
- Ngày và địa điểm giao hàng
- Cảng xếp hàng (POL), cảng dỡ hàng (POD)
- Trọng lượng, số kiện hàng hóa
- Ngày phát hành bill ban đầu phải giống với ngày phát hành Switch bill
Quy trình phát hành Switch bill of lading cơ bản
Quy trình phát hành Switch bill of lading như thế nào? Việc phát hành Switch B/L diễn ra với hai vận đơn vì có hai hợp đồng ký kết.
Vận đơn 1: Sau khi công ty B ký kết hợp đồng với công ty A, A giao hàng lên tàu từ Việt Nam và xuất B/L cho lô hàng. Thông tin trên bill như sau:
- Shipper: công ty A
- Consignee: công ty B
- POL: Hai phong
- POD: Singapore
Vận đơn 2: B đưa B/L gốc và chứng từ liên quan lên hãng tàu đầu Singapo và nộp bản gốc, yêu cầu làm Switch Bill, cho ra B/L mới. B sẽ cung cấp các thông tin chi tiết sau:
- shipper: công ty B
- Consignee : công ty C
- POL: Sinapore
- POD: Malaysia
- Tên hàng, số lượng, hàng hóa vẫn giữ nguyên
Trên là quy trình phát hành Switch bill thường được các công ty môi giới áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Các điều kiện trong Incoterms sử dụng Switch bill
Những doanh nghiệp khi lựa chọn Switch bill đã phải xác định được điều kiện giao hàng và sử dụng phương pháp thanh toán phù hợp, lựa chọn một công ty Forwarder uy tín để thực hiện dịch vụ cho lô hàng.
Với nguyên tắc, công ty trung gian luôn luôn giành quyền book tàu vận chuyển. Để làm được điều này thì cần có hai hợp đồng được ký kết giữa công ty B và C, giữa A và B ( B đóng vai trò là bên trung gian) . Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp A sẽ sử dụng điều kiện term nhóm C và F. Cụ thể như sau:
- Công ty A tại Việt Nam ký kết hợp đồng với công ty B (tại Singapore). Công ty B với vai trò người nhập khẩu sẽ chọn điều kiện FOB để giành quyền book tàu và chọn thanh toán thư tín dụng L/C.
- Đồng thời, công ty B ký kết hợp đồng xuất khẩu cho công ty C (tại Malaysia). Để tránh công ty C book tàu thì công ty B phải quyết định chọn điều kiện CIF, giao hàng tại cảng Malaysia và phương thức thanh toán TT.
Như vậy, công ty môi giới khi sử dụng Switch bill cần cân nhắc điều kiện kỹ lưỡng để không xảy ra rắc rối trong quá trình giao thương hàng hóa. Tóm gọn, ở vị trí trung gian:
- Ở vị trí mua hàng thì nên chọn điều kiện FOB hoặc Exwork
- Ở vị trí bán hàng thì nên chọn điều kiện CIF hoặc CFR
Những câu hỏi thường gặp về Switch bill
Ai có thể yêu cầu switch bill?
Vận đơn là chứng từ sở hữu của người bán hàng. Chỉ chủ hàng mới có quyền yêu cầu Switch bill. Người sở hữu toàn bộ chứng từ liên quan đến lô hàng mới được phép chuyển đổi B/L.
Ai có thể phát hàng switch bill?
Switch bill sẽ được phê duyệt bởi hãng tàu hoặc công ty Forwarder – đơn vị có thẩm quyền để kiểm tra sự khác nhau giữa hai vận đơn ( vận đơn ban đầu và vận đơn được yêu cầu chuyển đổi ) và ký nhận.
Sử dụng Switch bill có xảy ra rủi ro hay gian lận không?
Việc sử dụng Switch bill đi kèm những với yếu tố rủi ro cho chủ hàng và người giao nhận/ người vận chuyển phát hành chúng. Nếu người gửi hàng không trung thực có thể gửi hóa đơn hợp lệ cho nhiều người nhận khác. Khi đó, người giao nhận/vận chuyển có thể đối mặt với yêu cầu bồi thường toàn bộ giá trị hàng hóa.
Các nhà giao nhận/vận chuyển cần đề phòng các yêu cầu chuyển đổi B/L được thực hiện với động cơ bất hợp pháp. Bao gồm:
- Che giấu nước xuất xứ để trốn thuế hoặc lách luật trừng phạt
- Ẩn danh tính của nhà sản xuất bị cấm
- Giả mạo ngày và địa điểm giao hàng
Đây cũng là lý do các hiệp hội giao nhận vận tải cảnh báo các thành viên của họ không nên phát hành Switch bill.
Switch bill có ý nghĩa gì?
- Không lộ thông tin nhà sản xuất
- Giúp các công ty trung gian thực hiện mua bán 3 bên
- Hỗ trợ giảm thuế khi lợi dụng các chính sách khác nhau của mỗi nước xuất nhập khẩu
- Thuận lợi cho việc thanh toán
Bài viết trên hi vọng giúp bạn hiểu phần nào về Switch bill of lading là gì? Ngoài ra bạn còn nắm được những thông tin cơ bản về quy trình, nội dung của Switch bill. Sử dụng switch bill giúp các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, có nhiều lợi ích kinh tế. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các nghiệp vụ khác trong xuất nhập khẩu thì hãy tham khảo trên website Cargonow nhé!
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.