Thực trạng vận tải hàng không nước ta hiện nay

Thực trạng vận tải hàng không nước ta hiện nay

Nội dung bài viết
()

Sau đại dịch Covid-19, ngành vận tải hàng không bị ảnh hưởng rất nhiều khi khối lượng chuyến bay và hành khách bị giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, thị trường mở cửa từ đầu năm 2022 đã giúp cho ngành hàng không khôi phục và trở lại trong giai đoạn “bình thường mới”. Tình hình kinh tế ổn định hơn, việc trao đổi buôn bán trở lại giúp cho vận chuyển hàng hóa bằng hàng không cũng tăng trưởng lên. Cùng Cargonow tìm hiểu tình hình vận tải hàng không nước ta qua bài viết này nhé!

Thực trạng vận tải hàng không nước ta hiện nay

Những khó khăn và thuận lợi của vận tải hàng không nước ta sau covid 19?

Vận tải hàng không nước ta sau Covid 19 biến động và diễn biến ra sao? Những khó khăn và thuận lợi nào trong tình hình hiện tại? Trong quý 1 năm 2022, lượng hàng hóa vận chuyển trong nước đạt xấp xỉ 98.000 tấn (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021) và lượng hàng hóa vận tải quốc tế đạt khoảng 292.000 tấn (tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2021). 

Hiện tại, tới 88% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tại Việt Nam do các công ty lớn nước ngoài như DHL, FedEx và Cathay Pacific Cargo chi phối.

Thuận lợi 

Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đánh giá Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có tốc độ phát triển hàng không nhanh nhất trên thế giới. 

Việt Nam khẳng định vị thế là một cường quốc sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là lượng hàng hóa đang gia tăng sang Hoa Kỳ, điều này đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong những năm gần đây.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải hàng không nước ta. Đồng thời cơ sở hạ tầng hàng không đang được sửa chữa, bảo dưỡng và xây dựng mới.

Khó khăn 

Nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn và ngành vận tải hàng không nước ta cũng không nằm ngoại lệ. 

Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không ngày càng gay gắt về cơ sở kỹ thuật, công nghệ thông tin. Vận tải hàng không Việt Nam có những nỗ lực và cải tiến nhưng vẫn còn chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Dẫn đến khả năng cạnh tranh của vận tải hàng không nước ta còn thấp.

Các hãng hàng không tại Việt Nam ít chú trọng vào vận tải hàng hóa mà chỉ tập trung vào vận chuyển hành khách. Cùng với nguồn nhân lực cho ngành hàng không chỉ đáp ứng 40% so với nhu cầu thị trường. Nếu không có những đổi mới, chính sách cải thiện thì ngành hàng không sẽ gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh trong tương lai. 

Tình hình khai thác vận tải hàng không quốc tế và nội địa 

Đối với vận tải hàng không nội địa 

Cục Hàng Không Việt Nam ước tính trong năm 2022, hàng hóa đạt 152 nghìn tấn được luân chuyển, tương đương năm 2021 và bằng 60% so với năm 2019.

Tính đến tháng 3/2022, thị trường hàng không nội địa của Việt Nam có sáu hãng hàng không hiện đang khai thác trung bình 55-60 đường bay nội địa kết nối Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo Bộ giao thông Vận tải, hiện cả nước có 19 cảng hàng không kết nối các đường bay liên vùng và nội vùng.

Mặc dù nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế ngày càng tăng, Việt Nam vẫn chưa có một hãng hàng không chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa. Chỉ có các hãng hàng không vận chuyển hành khách thương mại kết hợp vận chuyển hàng hóa để bù đắp thiệt hại trong thời kỳ đại dịch.

Đối với vận tải hàng không nội địa

Đối với vận tải hàng không quốc tế 

Với các chuyến bay quốc tế, cục hàng không Việt Nam đã mở cửa bình thường từ đầu năm 2022. Các chuyến bay đi đến nhiều quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,… được khai thác với tần suất tăng dần lên. 

Tính đến tháng 3/2022 thị trường hàng không quốc tế có 23 hãng hãng không nước ngoài và Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways) khai thác đi/đến 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.  

Về vận chuyển hàng hóa quốc tế ước đạt 1,1 triệu tấn hàng hóa, xấp xỉ năm 2021 và tăng 10% so năm 2019. Theo đó, năm 2022, dự kiến thị trường vận tải hàng không đạt 55 triệu khách, tăng 3,7 lần so năm 2021 và bằng 69,6% so năm 2019. Cùng với đó, sản lượng hàng hoá ước đạt 1,25 triệu tấn, bằng 95% so năm 2021 và tương đương năm 2019.

Đối với vận tải hàng không quốc tế 

Những thách thức và giải pháp cho vận tải hàng không nước ta

Thách thức 

Các chuyên gia đưa ra rằng thách thức lớn nhất của việc phát triển ngành hàng không tại Việt Nam là cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistics chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, dẫn đến chi phí khi xử lý một lô hàng tăng cao.

Việc khai thác quá nhiều hãng hàng không có thể dẫn đến giảm an toàn bay và thậm chí tắc nghẽn tại các sân bay. Bởi cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện tại chưa đáp ứng được mật độ ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc phát triển vận tải hàng không nước ta phải đi đôi với đầu tư trang thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng hiện đại.

Ngoài hai cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài sở hữu kho hàng có sức chứa lớn và trang thiết bị đạt chuẩn. Hầu hết các sân bay còn lại trong nước vẫn chưa được đầu tư tự động hóa và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kho bãi và vận tải.

Bên cạnh đó, hệ thống vận tải đường bộ chưa phát triển cũng làm gián đoạn, chậm trễ khi kết nối giữa các địa phương với cảng hàng không địa phương, kéo dài thời gian vận chuyển, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. 

Những thách thức và giải pháp cho vận tải hàng không nước ta

Giải pháp 

Để đối mặt với những thách thức ngày càng tăng lên của ngành hàng không. Theo ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV): “ACV đang xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay, gồm sân bay Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng” 

Cùng với đó, chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như miễn giảm nhiều loại thuế, lệ phí, giãn nợ, tạo nhiều điều kiện hỗ trợ về đầu tư và xuất nhập khẩu. Chính sách thu hút hơn nữa vốn đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực hàng không nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Nhà nước cần sớm ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” đảm bảo hệ thống cảng hàng không, sân bay được tính toán dựa trên các tiêu chí phù hợp cũng như đảm bảo kết nối có hiệu quả hệ thống cảng hàng không với các loại hình phương tiện giao thông khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tình trạng quá tải ách tắc ở một số cảng hàng không sân bay như hiện nay. 

Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về thực trạng vận tải hàng không nước ta trong thời gian gần đây và những giải pháp cho năm tới 2023. Ngành vận tải hàng không tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh trong những năm tiếp theo, mang theo những cơ hội và thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp.

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...