Vận chuyển đường biển là gì? Cách tính cước phí vận tải đường biển

Vận chuyển đường biển là gì? Cách tính cước phí vận tải đường biển

Nội dung bài viết
()

Vận chuyển đường biển đang đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế hiện nay. Và vận chuyển đường biển cũng đang là một trong những phương thức vận chuyển được nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn hiện nay. Vậy những mặt hàng nào có thể vận chuyển bằng đường biển? Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được Cargonow bật mí tất tần tật thông tin về vận tải đường biển nhé!

vận chuyển đường biển là gì

Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển là một trong những phương thức vận tải được ra đời từ rất sớm, khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển tới trình độ cao. Và ngoài ra chúng còn ra đời khi mà con người chưa có khả năng chế tạo ra những chiếc tàu biển hiện đại, có trọng tải lớn, tốc độ vận chuyển nhanh. 

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợp cùng với các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hoá. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa mà phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho ngành vận tải biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Một số vai trò của giao thông vận tải đường biển có thể kể tới như:

  • Đối với xã hội: Sự phát triển của vận tải đường biển đã kéo theo đó là sự ra đời cũng như mở rộng quy mô hoạt động của các công ty vận tải biển Việt Nam. Và từ đó tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
  • Đối với kinh tế: Vận chuyển hàng hàng bằng tuyến đường biển phát triển kéo theo đó là sự phát triển hiệu quả về mặt kinh tế.

Đặc điểm của ngành vận chuyển đường biển?

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Nếu chia theo các phương thức vận tải thì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gồm có các loại như:  Vận chuyển bằng container, bằng sà lan và vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Và tùy theo đặc điểm, tính chất của mặt hàng xuất/nhập khẩu mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn được phương thức vận tải đường biển phù hợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất/nhập khẩu. 

Khi nào nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Trước khi vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường biển sẽ được tính theo giá trị nào cao hơn.

Cách tính số lượng kiện trên container 

  • Đối với container 20: Số lượng = 28/thể tích kiện (m3)
  • Đối với container 40: Số lượng = 60/thể tích kiện (m3)
  • Cách tính thể tích kiện theo công thức: Thể tích kiện (m) = Dài x Rộng x Cao.

Ưu và nhược điểm của vận chuyển đường biển

Ưu và nhược điểm của vận chuyển đường biển
Ưu và nhược điểm của vận chuyển đường biển

Ưu điểm

  • Năng lực vận chuyển lớn;
  • Đây là phương thức vận chuyển thích hợp cho tất cả các loại hàng hóa. Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển duy nhất phù hợp với hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải;
  • Chi phí xây dựng các tuyến đường thấp và phần lớn là tự nhiên. Chính vì vậy mà không tốn nhiều nguyên vật liệu, nhân công để xây dựng, bảo trì (Trừ những kênh đào do con người xây dựng như kênh đào Suez và Panama…);
  • Giá thành vận tải thấp;
  • Cự ly vận chuyển trung bình lớn;
  • Tiêu hao nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp.

Nhược điểm

  • Thời gian vận chuyển phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải, những rủi ro thường gặp như mưa, gió to, bão, mắc cạn, đâm phải đá ngầm, cướp biển…
  • Tốc độ vận chuyển thấp;
  • Tính đều đặn và linh hoạt kém;
  • Thủ tục phức tạp;
  • Thời gian giao nhận hàng hóa chậm hơn so với các phương thức vận tải khác do sức chở quá nhiều;
  • Đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốn kém.

Tìm hiểu thêm: CÁCH ĐÓNG GÓI VÀ 5 LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN HÀNG DỄ VỠ

Vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Những mặt hàng nào nên vận chuyển bằng đường biển

Những mặt hàng nên vận chuyển bằng đường biển có thể kể tới như: 

  • Nhóm các loại hàng hoá có tính chất lý hoá, đặc biệt là hoá chất;
  • Nhóm các loại dung dịch hoá học, các chất dễ hút ẩm;
  • Nhóm các loại hàng dễ bay bụi như bột,…
  • Nhóm các loại hàng hoá dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi môi trường và dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhiệt độ như thuốc lá, chè, gia vị,…
  • Nhóm các loại hàng hoá khác như vật liệu xây dựng, máy móc, vật liệu công nghiệp sản xuất,…
  • Các loại hàng bách hoá
  • Vận chuyển khoáng sản và cát, đá
  • Các mặt hàng thực phẩm đặc trưng cần đông lạnh,…

Cách tính cước phí vận chuyển đường biển

Mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển sẽ có bảng giá cước vận tải biển quốc tế khác nhau. Vậy cách tính cước vận tải đường biển như thế nào? Dưới đây là cách tính mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

Cước phí vận tải biển với hàng FCL

Đối với hàng FCL, đơn vị tính phí thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Cách tính cước vận chuyển đường biển đối với hàng FCL như sau: 

  • Với những chi phí tính trên container: Cước vận chuyển = Giá cước x số lượng container.
  • Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment: Cước vận chuyển = Giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó.

Cước phí vận tải biển với hàng LCL 

Cách tính cước vận chuyển đường biển sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng. Theo đó cái nào có giá trị tính cao hơn sẽ được dùng để tính cước. Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo đơn vị KGS.

Công thức tính thể tính CBM hàng hóa như sau:

CBM = (Chiều dài x Rộng x Cao) x số lượng. Trong đó đơn vị tính là mét (m). 

Áp dụng công thức chuyển đổi từ CBM, trọng lượng theo KGS sẽ được tính như sau: 

  • 1 tấn <  3 CBM  => Thuộc nhóm hàng nặng => Áp dụng theo bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3 CBM  => Thuộc nhóm hàng nhẹ => Áp dụng theo bảng giá CBM

Trên đây là một số thông tin về vận tải đường biển, cách tính cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về vận chuyển đường biển ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!

Tìm hiểu thêm : Air freight là gì?

Thực trạng vận tải đường bộ hiện nay

Nội dung này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
LIÊN HỆ TƯ VẤN DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER, Dịch vụ xuất nhập khẩu, Dịch vụ hải quan...