Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi buôn bán giữa các quốc gia khác nhau. Hoạt động kinh doanh này hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và mở rộng thị trường ra toàn cầu. Khái niệm chi tiết và thể hiện rõ được tính chất của xuất nhập khẩu là gì? Tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về xuất nhập khẩu và những điều liên quan đến hoạt động này mà bạn nên biết.
Xuất nhập khẩu là gì?
Định nghĩa xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau. Một quốc gia sẽ mua vào những hàng hóa và dịch vụ mà mình không thể tự sản xuất từ quốc gia khác và thanh toán bằng tiền tệ. Quốc gia mua vào được gọi là nước nhập khẩu, quốc gia cung cấp sẽ được gọi là nước xuất khẩu.
Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là một ngành kinh doanh cực kỳ rộng lớn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quốc tế trong giao thương quốc tế. Các khái niệm trong ngành này có tính đặc thù cao và đa dạng khái niệm. Dưới đây là một số khái niệm cơ bản mà bạn hay gặp nhất.
- Incoterms: còn được gọi là được gọi là các điều khoản thương mại quốc tế. Đây là bộ quy tắc được Phòng Thương mại Quốc tế – International Chamber of Commerce (ICC) đưa ra và được công nhận trên toàn cầu. Incoterms làm rõ các quy định và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.
- Xuất nhập khẩu tại chỗ : tức là giao hàng trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam mà không cần xuất hàng ra nước ngoài. Ở hình thức này, khi hàng hóa được sản xuất ra thì sẽ được giao tới cho một doanh nghiệp khác đặt tại Việt Nam theo yêu cầu của đơn vị nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu ở đây có thể là doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
- UCP – The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, tiếng Việt là Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ. Hiện phiên bản UCP mới nhất là UCP 600 được áp dụng từ năm 2007 cho hơn 175 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- L/C – Letter of Credit: hay thư tín dụng là một phương thức thanh toán có sự tham gia của ngân hàng để đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi quốc tế được diễn ra an toàn, nâng cao mức độ tin tưởng.
Các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu cần biết
Kiến thức ngành xuất nhập khẩu vô cùng rộng. Pháp luật nước ta đưa ra quy định luật về hoạt động xuất nhập khẩu cho từng loại mặt hàng riêng như xuất nhập khẩu thép, gạo, hóa chất… Đối với từng lĩnh vực của doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu luật tương ứng để có thể áp dụng đúng và đủ các yêu cầu.
Một số kiến thức chung về ngành xuất nhập khẩu bạn nên nghiên cứu đó là:
- Quy trình và chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ: các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu; mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện; các mặt hàng cấm xuất nhập; bộ ngành nào quản lý nhóm ngành nào; quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ…
- Giao nhận vận tải: hiện được chia thành 2 mảng chính là giao nhận vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế.
- Thanh toán quốc tế: bạn cần nghiên cứu về các phương thức và công cụ hỗ trợ thanh toán quốc tế để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
- Thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu: mã loại hình xuất nhập khẩu, quy trình làm thủ tục hải quan, những giấy tờ và bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần có trong bộ hồ sơ khai báo hải quan…
- Chứng từ xuất nhập khẩu: đối với hàng quốc tế, chứng từ đi kèm là điều kiện không thể thiếu. Đây là bằng chứng trước pháp luật về việc mua bán hợp pháp giữa các bên.
Mọi thứ về ngành xuất nhập khẩu bạn cần biết
Nhân viên ngành xuất nhập khẩu cần trang bị những gì?
Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu ở bất kỳ quốc gia nào đều cực kỳ phức tạp. Họ cần làm việc với các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian. Các doanh nghiệp đều có xu hướng chuyên môn hóa về một lĩnh vực và bị hạn chế về các lĩnh vực còn lại. Điều này có nghĩa là đơn vị xuất khẩu chỉ tập trung sản xuất hàng hóa, dịch vụ để xuất khẩu, hoạt động vận chuyển quốc tế sẽ giao cho hãng tàu hoặc Forwarder xử lý.
Những điều cần trang bị khi làm một nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Dưới đây là một số điều cơ bản nên có:
- Trang bị đầy đủ kiến thức về xuất nhập khẩu: không ngừng cập nhật những thông tin mới trong ngành. Tìm hiểu kiến thức về Luật Quốc tế, Quy định và Thuế xuất nhập khẩu cho mặt hàng đó ở mỗi quốc gia cụ thể.
- Ngoại ngữ:cơ bản nhất bạn phải thành thạo tiếng Anh, sau đó là các ngôn ngữ phổ biến khác trên thế giới như tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga…
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet: Kỹ năng này cần có ở những bạn ở bộ phận sales, khi phải tìm kiếm khách hàng quốc tế thường xuyên qua các trang website để chào bán dịch vụ, sản phẩm, gây dựng thương hiệu công ty…
- Hiểu biết về công nghệ. Ứng dụng công nghệ sẽ giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thiểu chi phí bằng cách tự động hóa các công việc thường ngày, lấy tài liệu trực tuyến và tiếp cận thị trường toàn cầu.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: là việc thấu hiểu yêu cầu của các bên và truyền tải đúng, đủ thông điệp hay phản hồi của bạn.
- Kỹ năng tin học văn phòng: như Outlook, Word, Excel sử dụng những công cụ này thành thạo sẽ giúp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng nhanh hơn
- Kỹ năng mềm: như làm việc đội nhóm, quản lý thời gian, sắp xếp công việc, làm việc độc lập … sẽ giúp công việc trôi chảy hơn
Vì sao nên học ngành xuất nhập khẩu?
Xuất nhập khẩu từ trước đến nay luôn là một ngành học và là lĩnh vực kinh doanh rộng mở. Cơ hội về nghề nghiệp và sự thăng tiến trong ngành nghề này không có giới hạn. Do vậy, nếu bạn định hướng làm ở công ty lĩnh vực xuất nhập khẩu thì nên theo học ngành xuất nhập khẩu ở các trường đại học hoặc theo học ở trung tâm đào tạo chuyên môn.
Bên cạnh đó, những lý do thúc đẩy bạn nên tham gia làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
- Đây là cơ hội tốt để phát triển bản thân, nâng tầm hiểu biết về giao dịch quốc tế, nguồn hàng, cách mua hàng, vận chuyển, thông quan, thanh toán… Đây là nền tảng vững chắc cho kế hoạch kinh doanh tương lai của bản thân.
- Có cơ hội đi nhiều quốc gia khác nhau.
- Tiếp xúc được với đa dạng nền kinh tế và văn hóa của các quốc gia trên thế giới.
Bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu?
Để đánh giá xem bạn có phù hợp với ngành xuất nhập khẩu hay không thì cần xét trên các yếu tố:
- Niềm đam mê với hoạt động trao đổi, buôn bán quốc tế. Khi bạn có đam mê trong ngành thì mọi việc bạn làm đều xuất phát từ niềm yêu thích. Đây là trạng thái làm việc lý tưởng nhất của một người phù hợp với ngành.
- Khả năng giao tiếp, tìm hiểu và nắm bắt yếu tố đặc trưng của các nền kinh tế và văn hóa khác nhau. Mỗi quốc gia sẽ có đặc trưng về kinh tế, văn hóa khác nhau. Do vậy, khi tiến hành đến từng thị trường, bạn cần nhanh chóng hòa nhập với hai điều đó để có thể nhanh chóng tạo ra tiếng nói chung giữa các bên.
Ngành xuất nhập khẩu học trường nào?
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có trường đại học đào tạo chuyên về hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, có một số trường thực hiện đào tạo chuyên ngành có liên quan đến xuất nhập khẩu như thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại… Một số trường đại học nổi bật đào tạo những chuyên ngành này đó là Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Trường Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TP HCM, Đại học Thương mại.
Sinh viên ngành xuất nhập khẩu làm gì khi ra trường?
Nhìn chung, công việc của sinh viên học ngành xuất nhập khẩu khi ra trường vô cùng rộng mở. Việt Nam đang khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia khác trên thế giới. Nước ta cũng là một trong những quốc gia có nhiều cảng biển, là nơi trung chuyển của nhiều tàu vận chuyển. Vậy nên khi ra trường, sinh viên ngành này có thể làm các công việc sau:
- Nhân viên sales
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên hiện trường
- Chuyên viên phân tích xuất nhập khẩu.
- Quản lý xuất nhập khẩu
- Quản lý hậu cần.
- Giám sát sản xuất.
- Khai báo hải quan.
- …
Các công việc trong ngành xuất nhập khẩu
Tùy vào vị trí của bạn trong công ty mà mỗi người sẽ có những nhiệm vụ công việc khác nhau. Dưới đây là một số công việc cần làm để bạn tham khảo.
- Tìm kiếm khách hàng, báo giá sản phẩm/hàng hóa
- Liên hệ trực tiếp với khách hàng để trao đổi về hàng hóa, hợp đồng, ký kết hợp đồng.
- Hoàn thiện, cung cấp bộ chứng từ hàng hóa đầy đủ
- Hoàn thành thủ tục hải quan và tiếp nhận hàng hóa.
- Lựa chọn hình thức cho quá trình vận chuyển quốc tế.
- Thanh toán tiền hàng
- Sắp xếp kho bãi lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
- Quản lý đơn hàng, tìm kiếm khách hàng và mở rộng quy mô công ty.
Các ngành hoạt động chính của công ty xuất nhập khẩu
Các ngành hoạt động phổ biến nhất của công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam là:
- Xuất/nhập khẩu kinh doanh hàng hóa được phép kinh doanh giữa các quốc gia.
- Xuất/nhập khẩu phi mậu dịch: hàng biếu tặng, hàng mẫu, hàng viện trợ nhân đạo, di chuyển tài sản…
- Xuất/nhập khẩu gia công
- Tạm xuất – tái nhập: xuất hàng hóa, nguyên phụ liệu trong thời gian nhất định rồi nhập lại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng nếu không nhập lại.
- Xuất/nhập khẩu tại chỗ: là việc bán/mua giữa các doanh nghiệp có cùng địa chỉ trong Việt Nam nhưng đơn vị nhận hàng lại không có hợp đồng trực tiếp với đơn vị xuất/nhập.
Bài viết đã mang đến những thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu là gì, khái niệm xuất hiện phổ biến trong xuất nhập khẩu, thực tế về việc đào tạo và việc làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của nước ta. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ khái quát được tình hình xuất nhập khẩu và nguồn nhân lực trong ngành tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: Thuế xuất nhập khẩu bao gồm những gì?
Nội dung này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình / 5. Số đánh giá:
Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.